Khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp đặc sản

14:01, 21/02/2021

BHG - Từ những quyết sách quan trọng của tỉnh, sản phẩm nông nghiệp (NN) đặc sản đang có những bước tiến quan trọng để khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Cam Sành được người dân xã Tiên Kiều (Bắc Quang) trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Cam Sành được người dân xã Tiên Kiều (Bắc Quang) trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nông nghiệp là một trong ba trụ cột chính, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đảm bảo sinh kế ổn định cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Chính bởi vậy, việc phát triển các sản phẩm hàng hóa đặc sản chất lượng cao trong NN theo chuỗi giá trị được cấp ủy, chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm; thông qua các đề án, kế hoạch, phương án, dự án và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển NN hàng hóa trên địa bàn tỉnh; khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực NN. Tỉnh ta đã xác định 6 cây, con chủ lực, đặc thù, có lợi thế so sánh để tập trung sản xuất thành hàng hóa theo chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn an toàn và tín hiệu thị trường, gồm: Cam, chè, dược liệu – trâu, bò, ong. Riêng năm 2019, UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND các huyện, thành phố về phát triển 3 sản phẩm NN đặc sản (cam Sành, Mật ong Bạc hà, Gạo đặc sản) gắn với đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, quảng bá và xúc tiến thương mại. Đây chính là cơ sở quan trọng, tạo đà cho sản phẩm hàng hóa đặc sản chất lượng cao trong NN nơi cực Bắc Tổ quốc. Thực hiện Quy chế phối hợp trên, các đơn vị hữu quan đã có sự trao đổi, phối hợp thường xuyên, kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế để từng bước phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh.

Sản phẩm Mật ong Bạc hà được quảng bá tại điểm bán hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh, phường Trần Phú (thành phố Hà Giang).              Ảnh: THU PHƯƠNG
Sản phẩm Mật ong Bạc hà được quảng bá tại điểm bán hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh, phường Trần Phú (thành phố Hà Giang). Ảnh: THU PHƯƠNG

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 8,7 nghìn ha cam, trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt trên 4,4 nghìn ha, tập trung tại 3 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Cam Sành Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (CDĐL).  Sản phẩm cam Sành Hà Giang bước đầu vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, tạo nên bước tiến vượt bậc khẳng định vị thế, uy tín đặc sản cam Sành Hà Giang trên thị trường. Toàn bộ sản phẩm cam khi đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị và các điểm bán hàng dọc Quốc lộ 2 thuộc địa bàn huyện Bắc Quang, Vị Xuyên đều được Sở NN&PTNT phối hợp kiểm tra sản xuất, lấy mẫu test nhanh về chất lượng và an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong năm 2020, Sở NN&PTNT tổ chức 11 lớp tập huấn, hướng dẫn khai thác, sử dụng phần mềm VN 2000 về Quản lý cam đã được cấp chứng nhận VietGAP, hữu cơ cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã và các tổ sản xuất, hợp tác xã (HTX)…

 Cùng với cam Sành, Mật ong Bạc hà trở thành thương hiệu đặc biệt, kết tinh những gì tinh túy nhất nơi rẻo cao Hà Giang với CDĐL Mật ong Bạc hà Mèo Vạc. Hiện nay, tổng đàn ong tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc lên đến 39.662 đàn/2.763 hộ; đã có 14 cơ sở hoạt động sơ chế, đóng chai mật ong; 74 cơ sở, gồm 60 tổ hợp tác, 1 doanh nghiệp và 13 HTX sản xuất, sơ chế Mật ong Bạc hà. Ấn tượng hơn, trong năm 2020, đã có 155 lít Mật ong Bạc hà được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Vinmart trên địa bàn tỉnh. Riêng Công ty TNHH Trường Anh (Đồng Văn) ký kết đưa vào hệ thống siêu thị Vinmart tại Hà Nội 370 lít Mật ong Bạc hà và HTX Tuấn Dũng (Mèo Vạc) 260 hộp, loại 500 ml. Cùng với kết quả này, Sở KH&CN đã tiến hành kiểm tra chất lượng Mật ong Bạc hà tại 7 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua kiểm tra, các cơ sở đều chấp hành tốt việc ghi nhãn theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, có hồ sơ công bố chất lượng, giấy chứng nhận sử dụng mã số, mã vạch. Còn kết quả phân tích, kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đối với 3 mẫu/3 cơ sở sản xuất Mật ong Bạc hà cho thấy, các hàm lượng trong mật ong cơ bản đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm theo CDĐL… Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT hiện đang tư vấn, hướng dẫn 11 cơ sở chăn nuôi, sơ chế mật ong đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo VietGAP, HACCP…

Chất lượng sản phẩm nông sản đặc sản được đảm bảo là nền tảng quan trọng để Sở Công thương tích cực quảng bá, xúc tiến thương mại. Điển hình là hoạt động duy trì các điểm trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh tại Cầu Trì (huyện Bắc Quang) và số 68, Hàng Bông (Hà Nội); phối hợp tổ chức các Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tại một số tỉnh, thành trong cả nước; cung cấp thông tin và đề nghị Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) hỗ trợ quảng bá tại thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm nông sản được cấp CDĐL. Sở KH&CN chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hỗ trợ và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đặc sản tỉnh Hà Giang. Đồng thời, tổ chức thẩm định nội dung, tài chính, phê duyệt triển khai dự án: Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cam Vàng Hà Giang”. Tích cực áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo Đề án của UBND tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, trên hệ thống truy xuất nguồn gốc có 66 doanh nghiệp, HTX tham gia với 160 thành viên và đã có 249 mã QrCode được cấp. Qua đó, vừa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, kiểm soát chất lượng, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng; vừa giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí quản lý…

Có thể khẳng định, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành là cơ sở quan trọng cho nông sản đặc sản của tỉnh có cơ hội vươn xa trên thị trường. Thông qua việc phát triển các sản phẩm hàng hóa đặc thù, chất lượng cao trong sản xuất NN theo chuỗi giá trị chính là hướng đi đúng nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tính cạnh tranh của sản phẩm, hướng tới mục tiêu cốt lõi là nâng cao sinh kế bền vững cho người dân.

Bài, ảnh: PHƯƠNG THÙY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những công trình "mang mùa Xuân" về bản

BHG - Đồng bào miền cực Bắc Hà Giang cùng nhân dân cả nước vừa trải qua những ngày thật đặc biệt - vui Tết, đón Xuân trong tình hình mới. Dịch bệnh Covid - 19 tái bùng phát ngay trước Tết cổ truyền đã tác động lớn đến tâm tư, tình cảm của nhân dân. Nhưng vượt lên tất cả, người dân tỉnh ta đồng lòng chống dịch, đón Xuân an toàn và Tết này vui hơn khi nhiều tuyến giao thông huyết mạch được hoàn thiện, đường về bản Xuân này thênh thang hơn.

 

20/02/2021
Thành công từ hướng đi đúng

 Đồng Văn, nơi ngọn đá nhiều hơn ngọn lúa, hạt nước ít hơn hạt ngô, đường về bản phải vượt qua những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn... Khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng nhiệm kỳ 2015 - 2020, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, huyện Đồng Văn đã làm nên những thành công khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp. 

19/02/2021
Vững tin trước thềm Xuân

Hoàng Su Phì hôm nay có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn và đạt được nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. 

19/02/2021
Thành phố với nhiều niềm vui cộng hưởng

Xuân 2021 - Mùa xuân này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hà Giang có thêm nhiều niềm vui mới khi thành phố tròn 10 năm xây dựng và phát triển; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với nhiều thành tựu nổi bật; tạo tiền đề vững chắc để bứt phá và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

19/02/2021