Quản Bạ tập trung phát triển bò Vàng

16:13, 25/01/2021

BHG - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quản Bạ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định, bò Vàng là vật nuôi chủ lực trong phát triển chăn nuôi của huyện. Với truyền thống, kinh nghiệm chăn nuôi đại gia súc của nhân dân, cùng cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của T.Ư, tỉnh để khuyến khích, phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa. Vì vậy, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, tư duy sản xuất và phương thức chăn nuôi của nhân dân có sự chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao. 

Người dân xã Thanh Vân che chắn chuồng nuôi bò.
Người dân xã Thanh Vân che chắn chuồng nuôi bò.

Năm 2020, tổng đàn bò trên địa bàn huyện đạt khoảng 18.000 con, tăng gần 6.000 con so với năm 2015. Bên cạnh đó, huyện cũng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân trồng cỏ, xây dựng, cải tạo chuồng trại hợp vệ sinh; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đói, rét, chăm sóc, nuôi dưỡng để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, trên địa bàn có trên 3.000 ha cỏ, trong đó diện tích trồng mới, thay thế hàng năm trên 300 ha. Những kết quả đạt được đã góp phần thực hiện thành công Đề án nửa triệu gia súc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn lên gần 30%. 

Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi bò Vàng còn những hạn chế, khó khăn, như: Tốc độ tăng trưởng tổng đàn có xu hướng chững lại do phải thanh lý các gói tín dụng ưu đãi; quy mô chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là rét đậm, rét hại kéo dài, sương muối vào mùa Đông ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động chăn nuôi. Việc duy trì, phát triển và mở rộng các trang trại quy mô lớn gặp khó khăn do điều kiện kinh tế hộ còn hạn chế; điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu đồi núi dốc bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho phát triển các vùng trồng, thâm canh cỏ tập trung quy mô lớn; chưa quy hoạch, xây dựng được lò giết mổ tập trung; chưa hình thành được cơ sở sản xuất, chế biến, phát triển thương hiệu sản phẩm thịt bò Vàng vùng cao; giá cả, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định... 

Đồng chí Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quản Bạ, cho biết: Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung phát triển bò Vàng theo hướng hàng hóa, tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng đàn bò hàng năm đạt trên 5%, gắn với trồng và thâm canh cỏ; mỗi hộ chăn nuôi  có tối thiểu từ 3 con bò trở lên. Đến năm 2025, tổng đàn đạt trên 23.300 con; quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại cụm xã Cán Tỷ, Lùng Tám, Đông Hà và  cụm xã Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Tùng Vài. 

Áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo vào cải tạo và phát triển đàn bò; phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi Phố Bảng khai thác, sử dụng nguồn tinh chất lượng tốt, đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình thụ tinh nhân tạo; xây dựng phương án quản lý phòng, chống dịch bệnh cho đàn bò; triển khai thực hiện các mô hình xây dựng chuồng trại quy mô tập trung, gắn với phát triển chăn nuôi bò hàng hóa để nhân dân tham quan, nhân ra diện rộng; tăng cường thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chăn nuôi bò hàng hóa, xóa bỏ tập quán chăn nuôi lạc hậu. Vận dụng linh hoạt các chính sách của T.Ư, tỉnh, xây dựng cơ chế hỗ trợ đặc thù để đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa; xây dựng các mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ chăn nuôi; tăng cường công tác trao đổi thông tin thị trường, hình thành và duy trì hoạt động các chợ gia súc tại các xã, thị trấn...

Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ trong các giải pháp thực hiện, triển khai từ huyện đến cơ sở. Tin tưởng rằng, bò Vàng sẽ là một trong những vật nuôi chủ lực, góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi của huyện Quản Bạ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 Bài, ảnh: HOÀNG TUYẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thoát nghèo nơi biên cương

BHG - Thực hiện chính sách di dãn dân lên định cư vùng biên giới, gia đình ông Lý Sèo Phù lựa chọn xóm nghèo Hán Dương, thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) để định cư và lập nghiệp. Với bản tính cần cù, chăm chỉ, đến nay cuộc sống của gia đình ông đã ổn định. 

25/01/2021
Viettinbank, Agribank và CLB Ngân hàng máu sống Hà Giang triển khai nhiệm vụ năm 2021

BHG - * Sáng 24.1, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank), Chi nhánh Hà Giang tổ chức hội nghị người lao động, tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

24/01/2021
Các nhà vườn chuẩn bị trái cây Tết

BHG - Tết Nguyên đán luôn là thời điểm được những nhà vườn mong chờ nhất trong năm, bởi các loại cây ăn quả đặc sản của tỉnh đều có thời gian thu hoạch trước, trong và sau Tết. Hiện nay, nhiều nhà vườn trên địa bàn thành phố Hà Giang đang chăm sóc, cắt tỉa đảm bảo nguồn hàng chất lượng, đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường trong dịp Tết.

24/01/2021
Việt Lâm phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng VietGap

BHG - Xác định nông nghiệp là ngành sản xuất chính trong phát triển KT - XH; thời gian qua, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) thực hiện nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất, tạo dựng thương hiệu nông sản, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

 

22/01/2021