Hiệu quả từ Dự án KfW8

10:23, 22/01/2021

BHG - Dự án quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 (gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ từ năm 2014 - 2021. Đối với hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai thực hiện tại Hà Giang đến nay đã cho thấy tính hiệu quả và tác động không nhỏ đến đời sống của bà con nhân dân.

Tuần tra rừng góp phần phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng.
Tuần tra rừng góp phần phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng.

Dự án được triển khai nhằm mục tiêu tăng cường tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cảnh quan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Đồng thời, góp phần vào sự thích ứng của khu vực đối với biến đổi khí hậu và hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương. Giai đoạn 2014 - 2021, Dự án KfW8 tại Hà Giang có tổng kinh phí thực hiện là 4,75 triệu EUR, được triển khai tại 3 huyện: Bắc Mê, Yên Minh, Vị Xuyên với 11 xã và 75 thôn tham gia; nhằm bảo vệ đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn và Khu Bảo tồn thiên nhiên Căng Bắc Mê. Các thôn trong vùng Dự án KfW8 được phân chia vùng rừng để người dân tuần tra, bảo vệ rừng (BVR). Từ năm 2014 đến nay, các thôn trong vùng Dự án KfW8 đã thực hiện 16.005 công tuần tra, BVR. Qua đó, phát hiện 470 vụ vi phạm khai thác gỗ trái pháp luật, lấn chiếm rừng, săn bắt thú…

Bắc Mê là một trong những địa phương được triển khai thực hiện dự án tại 13 xã, thị trấn với 36 thôn, bản. Từ khi triển khai dự án đến nay, nhóm tuần tra rừng các thôn đã đi tuần được 2.838 công, phát hiện 41 vụ, trong đó có 37 vụ khai thác gỗ, 4 vụ lấn chiếm đất rừng. Ông Hoàng Công Trình, Phó Giám đốc Dự án KfW8 tại Bắc Mê, cho biết: Các hoạt động dự án được Ban quản lý (BQL) dự án huyện tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả. Hoạt động đầu tư cho cộng đồng được đa số thôn triển khai thực hiện; việc sử dụng Quỹ tại các thôn đảm bảo công khai, minh bạch, có sự thống nhất, bàn bạc từ cộng đồng. Công tác chi trả tiền công tuần tra rừng đúng số công thực tế, công khai, minh bạch. Nhóm tín dụng tiết kiệm thôn được thực hiện nghiêm túc.

Anh Lã Văn Úy, Tổ trưởng Tổ tuần tra rừng thôn Nà Cắp, xã Lạc Nông, huyện Bắc Mê, chia sẻ: Thôn được Dự án KfW8 giao tuần tra 2 tuyến với hơn 120 ha rừng. Hàng tháng Tổ tuần tra, BVR chúng tôi đi 4 ngày, chưa kể những ngày tuần tra đột suất. Mỗi lần đi tuần tra tuy có mệt nhưng cảm thấy rất vui vì mầu xanh của rừng vẫn còn nguyên vẹn.

Dự án đã tác động không nhỏ đến đời sống của bà con nhân dân và ý thức của người dân trên địa bàn được nâng lên. Trong đó, nhân dân vùng dự án có ý thức cao trong việc BVR, nâng cao trình độ của bà con trong khu vực tham gia dự án về công tác quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng. Hệ sinh thái rừng được bảo vệ chặt chẽ, các vấn đề có tác động xấu đến rừng được ngăn chặn kịp thời theo kế hoạch tuần tra rừng hàng năm của cộng đồng. Đội tuần tra BVR được trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên trách nhất trong các lớp đào tạo tập huấn. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, chú trọng phát triển lâm nghiệp; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng thông qua các chương trình dự án, chính sách đầu tư cho phát triển lâm nghiệp.

Có thể nói, sau 7 năm thực hiện, người dân địa phương đã hiểu rõ hơn về lợi ích dự án, nên đã tự nguyện tham gia. Cán bộ BQL Dự án KfW8 được nâng cao khả năng chuyên môn trong công tác quy hoạch sử dụng đất, sử dụng bản đồ giấy, bản đồ số, nâng cao khả năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức các cuộc họp tại thôn, bản; cán bộ nắm rõ hơn về địa hình khu vực thực hiện dự án, đồng thời nắm được nhiều thông tin về KT-XH của địa phương... góp phần tích cực trong công tác bám nắm cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Bài, ảnh: VĂN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ nhân rộng đàn ong mật

BHG - Trong những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật tại huyện Quản Bạ cho hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Để nghề nuôi ong lấy mật phát triển bền vững, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển đàn ong mật nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều giải pháp mang tính bền vững.

22/01/2021
Phát triển hợp tác xã gắn chuỗi giá trị

BHG - Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả, phát triển HTX bền vững. Đây cũng là yêu cầu cấp bách đối với các HTX trong bối cảnh hội nhập. Do đó, các HTX trên địa bàn tỉnh đã tăng cường liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, ứng dụng KH-KT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

21/01/2021
Hội nghị giao ban Quỹ tín dụng nhân dân

BHG - Sáng 20.1, tại UBND xã Xuân Giang (Quang Bình), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị giao ban Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), nhằm đánh giá kết quả hoạt động QTDND năm 2020, phương hướng nhiệm năm 2021; đánh giá kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại hoạt động của các QTDND giai đoạn 2016 – 2020. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang; đại diện 10 quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh.

 

20/01/2021
Bắc Quang công nhận 3 thôn đạt tiêu chí "Thôn phát triển toàn diện"

BHG - Ngày 19.1, tại thôn An Tiến, xã Hùng An, UBND huyện Bắc Quang tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm mô hình "Thôn phát triển toàn diện" (Thôn PTTD). Năm 2019, UBND huyện Bắc Quang ban hành Bộ tiêu chí Thôn PTTD, gồm 6 tiêu chí, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ chính trị, an ninh, trật tự xã hội đến phát triển KT-XH, văn hóa, môi trường, cảnh quan. Đồng thời, lựa chọn 3 thôn thực hiện thí điểm, gồm...

20/01/2021
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.