Phát huy vai trò "điểm tựa" của nhà nông

07:40, 18/11/2020

BHG - Toàn tỉnh hiện có trên 112.000 hội viên nông dân, là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH. Phát huy vai trò “điểm tựa” của nhà nông, Hội nông dân (HND) các cấp đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dạy nghề giúp hội viên tiếp cận về vốn, KH-KT đầu tư phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. 

Nông dân xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) trồng nấm rơm.
Nông dân xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) trồng nấm rơm.

Nhằm giúp hội viên vươn lên phát triển kinh tế, các cấp HND đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề. Hiện, HND các cấp trong tỉnh đã nhận ủy thác của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh và Chi nhánh Agribank với tổng dư nợ trên 923 tỷ với trên 22.000 hộ vay vốn. Cùng đó, các cấp hội đang quản lý và sử dụng có hiệu quả trên 19 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, giúp cho vay phát triển sản xuất, xây dựng mô hình hiệu quả. Nguồn vốn vay của Quỹ được triển khai đúng tiến độ, không có trường hợp sử dụng sai mục đích. Đồng thời, hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp được HND phối hợp với các đơn vị lựa chọn và cung ứng các loại giống ngô, lúa, cây trồng năng suất cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, các cấp HND tích cực phối hợp với các ngành đẩy mạnh hỗ trợ hội viên tiêu thụ sản phẩm chủ lực có thế mạnh của địa phương như: Mật ong Bạc hà, gạo Già Dui, thịt bò vùng cao, cam Sành… Đồng thời, chủ động liên kết với HND 13 tỉnh ký chương trình phối hợp quảng bá, tiệu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Xác định công tác đào tạo đóng vai trò quan trọng, HND các cấp thường xuyên phối hợp với ngành Lao động, TB&XH tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho hội viên. Đồng chí Dương Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng KT-XH, HND tỉnh, cho biết: Hàng năm, phòng tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hội viên về học nghề trước sự phát triển, hội nhập kinh tế; những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chủ động khảo sát nhu cầu học nghề, tập huấn chuyển giao KH-KT và vận động cán bộ, hội viên tích cực học tập, ứng dụng vào chuyển đổi các mô hình kinh tế, kinh doanh tổng hợp, dịch vụ, chế biến, ngành nghề truyền thống. Đặc biệt, tập trung hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KH-CN mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn VietGAP, GloballGAP. Vận động người dân chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Từ đầu năm đến nay, các cấp HND đã phối hợp tổ chức được 16 lớp dạy nghề với trên 500 hội viên tham gia. Đồng thời, từ công tác tuyên truyền đã giới thiệu, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động làm việc tại địa phương và ngoại tỉnh. 

Nhằm phát huy những lợi thế của vùng kinh tế động lực, thời gian qua, HND thành phố Hà Giang đã đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đồng chí Đặng Thế Phong, Chủ tịch HND thành phố, cho biết: Hiện, địa bàn có trên 3.000 hội viên tham gia sinh hoạt ở 101 chi hội cơ sở. Thời gian qua, các cấp hội đã xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả và vận động, hỗ trợ hội viên tham gia vào các hình thức kinh tế tập thể, phát triển các chi, tổ hội nghề nghiệp. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn hội viên xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KH-CN mới theo chuỗi giá trị tại các xã: Phương Thiện, Phương Độ, Ngọc Đường; duy trì và mở rộng diện tích rau an toàn theo hướng VietGAP tại phường Ngọc Hà. Tích cực phối hợp quảng bá sản phẩm của các tổ hội nghề nghiệp và hỗ trợ hội viên xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản. 

Bên cạnh đó, HND thành phố chủ động liên kết, phối hợp với các đơn vị cung ứng phân bón, giống cây trồng kịp thời nhu cầu của hội viên; làm tốt vai trò cầu nối với các ngân hàng, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ có vốn, kiến thức, nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. 

Có thể khẳng định, từ các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ HVND đã tạo chuyển biến về nhận thức, phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất, từ đó nâng cao đời sống vật chất. Đây cũng là cơ sở để các cấp hội thu hút và tập hợp hội viên. 

Bài, ảnh: PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Hà Giang nỗ lực giảm thiểu sự cố đường dây 110 kV

BHG - Hà Giang là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt phức tạp, đặc biệt là tình hình thời tiết diễn biến bất thường, do vậy hàng năm hệ thống lưới điện Hà Giang thường xuyên gặp sự cố và thiệt hại nặng do thiên tai, giông sét gây ra.

17/11/2020
"Đòn bẩy" nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hoàng Su Phì

BHG - Những năm qua, với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nên chất lượng đời sống người dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì được nâng lên đáng kể. Các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã trở thành động lực, "đòn bẩy" quan trọng giúp các hộ vươn lên.

 

17/11/2020
Hoàng Su Phì chọn đúng khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững

BHG - Nhận diện rõ những khó khăn, thách thức và trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để chọn đúng khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới là điểm nhấn nổi bật trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đây sẽ là nền tảng, động lực quan trọng để Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn quyết tâm vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

 

17/11/2020
Kinh tế mới ở Ngọc Long

BHG - Hai năm trở lại đây, xã Ngọc Long (Yên Minh) đang trở thành điển hình trong thực hiện các mô hình trồng cây dược liệu, bước đầu cho thấy những tín hiệu đáng mừng trong phát triển kinh tế hộ ở địa phương.

 

12/11/2020