Giải pháp phát triển sinh kế của người dân huyện Xín Mần

07:41, 18/11/2020

BHG - Trong chủ đề của Đại hội lần thứ 23, Đảng bộ huyện Xín Mần nhiệm kỳ 2020-2025 có đề cập đến thành tố “…nâng cao đời sống nhân dân, đưa huyện Xín Mần giảm nghèo nhanh, bền vững”. Đại hội cũng xác định mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên 45 triệu đồng vào năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 6%. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của một huyện đặc biệt khó khăn, do vậy việc phát triển các hoạt động sinh kế cho người dân của huyện Xín Mần có vai trò hết sức quan trọng trong 5 năm tới, nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần cần cù lao động của người dân.

Ruộng bậc thang ở xã Thèn Phàng – theo Báo Quảng Ninh
Ruộng bậc thang ở xã Thèn Phàng – theo Báo Quảng Ninh

Trước hết có thể hiểu hoạt động sinh kế của người dân là việc người dân sử dụng các nguồn lực tự nhiên, xã hội, con người, vật chất, tài chính để kiếm sống, để phục vụ các nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại và các nhu cầu về tinh thần của con người. Phát triển sinh kế cho người dân chính là góp phần giải quyết tốt hơn các nhu cầu của người dân. Qua khảo sát cho thấy hoạt động sinh kế của người dân ở Xín Mần rất đa dạng, phong phú trong việc dựa vào và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, xã hội, con người, vật chất, cơ sở hạ tầng, tài chính, được thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thông qua một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, phát triển sinh kế của người dân thông qua việc sử dụng nguồn lực tự nhiên như đất đai, nguồn nước, địa hình, khí hậu, động thực vật. Trong thực tế sinh kế của người dân thường bị tác động, thậm chí thay đổi rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Với đặc điểm của huyện vùng cao, núi đất, địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh, phổ biến là dạng vòm hoặc nửa vòm xen kẽ các dạng địa hình dốc, nhiều nếp gấp, xen kẽ với núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp, có biên giới giáp Trung Quốc, có cặp cửa khẩu quốc gia Xín Mần – Đo Long. Với địa hình như vậy chủ yếu nên hướng người dân canh tác trên đồi, nương, ruộng bậc thang; trồng các loại cây như lúa, ngô, đậu tương, lạc, dong giềng, gừng, chè, mận hậu, cây lâm nghiệp; chăn nuôi các loại con như lợn, trâu, bò, dê, gia cầm, cá ở những nơi có nguồn nước; đồng thời phát huy tiềm năng thủy điện, du lịch, kinh tế biên mậu, cửa khẩu.

Mùa hoa Tam giác mạch ở Xín Mần - theo Báo Quảng Ninh
Mùa hoa Tam giác mạch ở Xín Mần - theo Báo Quảng Ninh

Thứ hai, phát triển hoạt động sinh kế của người dân thông qua việc sử dụng nguồn lực xã hội, đó chính là các mối quan hệ trong xã hội, chủ yếu là các mạng lưới xã hội, các tổ chức chính trị, dân sự, thành viên của các tổ chức cộng đồng mà người dân thường dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế. Việc người dân thường xuyên tham gia vào các tổ chức nói trên sẽ là một trong những nguồn lực hỗ trợ đáng kể trong cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên cũng còn không ít người dân không thường xuyên tham gia và tận dụng nguồn lực này. Do vậy phải thường xuyên quan tâm củng cố hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, các nét văn hóa, lễ hội để có định hướng đúng trong nâng cao đời sống vật chất tinh thần, khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.

Thứ ba, phát triển hoạt động sinh kế của người dân thông qua việc sử dụng nguồn lực con người. Đó chính là phát triển các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Vì vậy cần tập trung nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe, chăm sóc y tế, đưa trẻ đến trường, đào tạo kiến thức phổ thông, đào tạo chuyên môn, nhân cấy nghề, tạo việc làm, phát huy sức lao động nhàn rỗi trong dân.

Thứ tư, Phát triển hoạt động sinh kế của người dân thông qua việc sử dụng nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, 30a, 135, truyền thông về giảm nghèo, nâng cao năng lực giám sát đánh giá, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, chính sách hỗ trợ học sinh. Thực tiễn trong những năm qua các chương trình hỗ trợ của nhà nước đã góp phần rất tích cực trong nâng cao đời sống nhân dân; tuy nhiên cũng bộc lộ những bất cập, sự trông chờ, ỷ lại, do vậy các chính sách hỗ trợ sẽ phải ngày càng đa dạng linh hoạt, nội dung phù hợp, phát triển sinh kế bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh, giảm nghèo bền vững; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm.

Thứ năm, phát triển hoạt động sinh kế của người dân thông qua việc sử dụng nguồn lực tài chính, đó chính là nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng, lương, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng. Khảo sát thực tế cho thấy mức thu nhập so với chi tiêu của phần lớn các hộ dân chủ yếu tập trung ở phân đoạn từ thiếu một chút đến mức chỉ đủ chi tiêu thiết yếu thường xuyên, thể hiện sự bấp bênh trong đời sống hàng ngày của hộ gia đình, rất dễ dẫn đến tình trạng nghèo đói nếu có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sinh kế của như: Thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, mất mùa. Nguồn lực tài chính tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động sinh kế của người dân, do vậy cần phải có những chính sách thiết thực và sâu sát hơn trong việc quản lý, chính sách phù hợp về điều kiện cho vay, mức lãi suất, mạng lưới tín dụng, đấu tranh có hiệu quả với tín dụng đen... cùng với đó là huy động phát huy nguồn lực nhàn rỗi trong dân. Đồng thời phát huy nguồn lực vật chất của các gia đình, bao gồm các loại tài sản như nhà ở, phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin.

Thứ sáu, phát triển hoạt động sinh kế của người dân thông qua việc sử dụng nguồn lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường ô tô dải nhựa, đường bê tông nông thôn, các công trình thủy điện, thủy lợi, hệ thống trường, trạm, phát thanh, truyền hình, sóng điện thoại di động, cổng hoặc trang thông tin điện tử sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, khắc phục những khó khăn về địa hình tự nhiên...

Hy vọng và tin tưởng với truyền thống đoàn kết, người dân cần cù chịu khó, đồng thời làm tốt hoạt động phát triển sinh kế cho người dân sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Xín Mần 5 năm tới.

              Phạm Sỹ Hùng, Phó hiệu trưởng Thường trực Trường Chính trị Hà Giang


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát huy vai trò "điểm tựa" của nhà nông

BHG - Toàn tỉnh hiện có trên 112.000 hội viên nông dân, là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH. Phát huy vai trò "điểm tựa" của nhà nông, Hội nông dân (HND) các cấp đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dạy nghề giúp hội viên tiếp cận về vốn, KH-KT đầu tư phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. 

18/11/2020
Hoàng Su Phì chọn đúng khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững

BHG - Nhận diện rõ những khó khăn, thách thức và trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để chọn đúng khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới là điểm nhấn nổi bật trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đây sẽ là nền tảng, động lực quan trọng để Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn quyết tâm vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

 

17/11/2020
"Đòn bẩy" nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hoàng Su Phì

BHG - Những năm qua, với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nên chất lượng đời sống người dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì được nâng lên đáng kể. Các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã trở thành động lực, "đòn bẩy" quan trọng giúp các hộ vươn lên.

 

17/11/2020
Công ty Điện lực Hà Giang nỗ lực giảm thiểu sự cố đường dây 110 kV

BHG - Hà Giang là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt phức tạp, đặc biệt là tình hình thời tiết diễn biến bất thường, do vậy hàng năm hệ thống lưới điện Hà Giang thường xuyên gặp sự cố và thiệt hại nặng do thiên tai, giông sét gây ra.

17/11/2020