Đồng Văn phát huy quyền làm chủ của nhân dân

09:02, 22/10/2020

BHG - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Văn luôn xác định xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân; trong đó, phát huy hiệu quả quyền làm chủ, quyền giám sát của nhân dân.

Đường liên thôn Đề Lía và Chua Só, xã Tả Lủng.
Đường liên thôn Đề Lía và Chua Só, xã Tả Lủng.

Nhìn lại những năm đầu thực hiện xây dựng NTM, Đồng Văn có xuất phát điểm thấp, bình quân chỉ đạt dưới 10 tiêu chí/xã, có xã đạt 4-5 tiêu chí; cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn lực hạn chế. Nhưng nhờ sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời phát huy vai trò, nội lực, sức sáng tạo của nhân dân… đến nay NTM có sự chuyển biến rõ rệt. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân hưởng thụ”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã khơi gợi tinh thần đoàn kết, chung sức của cộng đồng, tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn lực xây dựng NTM. Qua 10 năm thực hiện đã huy động nhân dân đóng góp trên 172 nghìn ngày công, hiến trên 212 nghìn m2 đất, đóng góp tiền mặt trên 35 tỷ đồng; mở mới đường đất, đá được 71,5 km...

Phát huy quyền làm chủ của người dân, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tiến hành công khai, minh bạch để người dân bàn và quyết định. Nhiều xã tạo điều kiện để người dân tham gia xây dựng NTM từ khâu lập quy hoạch, đề án; nhân dân thảo luận những vấn đề liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, quyền lợi của mỗi người, mỗi gia đình; các chương trình, dự án được nhân dân thảo luận và thống nhất mới triển khai; chủ động phân cấp để cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia xây dựng, phát huy vai trò giám sát của nhân dân. 

Là xã nội địa còn nhiều khó khăn, Tả Lủng hiện đạt 10/19 tiêu chí xây dựng NTM. Tuy nhiên, trong việc phát huy nội lực, huy động sức dân xây dựng NTM Tả Lủng luôn đi đầu nhờ sự đồng lòng, chung sức của nhân dân. Từ năm 2015-2019, người dân góp trên 1,4 tỷ đồng; trên 13 nghìn ngày công; hiến trên 12 nghìn m2 đất. Từ đầu năm đến nay, người dân tiếp tục đóng góp được trên 1,3 tỷ đồng thực hiện các công trình NTM như: Súng Lủng, Đợ Súng, Sà Lủng, Khó Thông... người dân chủ động hiến đất, góp tiền, ngày công mở đường liên thôn.

Đồng chí Dương Văn Nghị, Chủ tịch UBND xã Tả Lủng cho biết: Bên cạnh nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhờ sự tham gia của nhân dân nên hàng chục km đường bê tông nông thôn trên địa bàn xã đã được thực hiện. Đạt được những kết quả trên, cấp ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền; biểu dương kịp thời gương điển hình tiên tiến. Do làm tốt việc công khai, minh bạch, dân chủ, tôn trọng, cầu thị, nên quá trình xây dựng NTM của xã không phát sinh khiếu kiện.

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn Dinh Chí Thành cho biết: Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, ngay từ khi triển khai chương trình, công tác tuyên truyền được huyện coi là nhiệm vụ hàng đầu để phát huy sức mạnh trong dân; qua đó, người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể xây dựng NTM. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, người dân trên địa bàn huyện nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia xây dựng NTM. Cấp ủy, chính quyền các xã tích cực vận động người dân đầu tư công sức, tiền của cải tạo nhà cửa; đầu tư sản xuất tăng thu nhập; tham gia đóng góp vật chất và ngày công xây dựng NTM.

Bài, ảnh: My Ly


Cùng chuyên mục

Bắc Mê phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

BHG - Khi Bác Hồ đến thăm Hà Giang, Bác có nói: "Đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà; tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Đồng thời, cải tiến nông cụ sản xuất; phát triển chăn nuôi gia súc; bảo vệ, trồng cây gây rừng". Khắc ghi 8 lời dạy của Bác, huyện Bắc Mê triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, liên kết sản xuất; phát huy những mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu của địa phương.

 

22/10/2020
Rừng Hoàng Su Phì giữ mãi màu xanh

BHG - Đến vùng đất phía Tây Hoàng Su Phì bất kể vào mùa nào cũng dễ dàng bắt gặp những cánh rừng tươi tốt. Để giữ màu xanh cho rừng, những năm qua, dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của các ngành liên quan, Ban quản lý (BQL) rừng Phòng hộ huyện Hoàng Su Phì đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, góp phần phát huy tính năng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của những cánh rừng phòng hộ. 

21/10/2020
Vũ Ngọc Thiện vươn lên từ nghề làm bún dinh dưỡng

BHG - Với ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, sau gần 2 năm gắn bó với nghề làm bún dinh dưỡng, giờ đây anh Vũ Ngọc Thiện, tổ 3, thị trấn Yên Bình (Quang Bình) đã có thể tự tin nói rằng: "Nghề làm bún dinh dưỡng đã giúp tôi đổi đời". Anh Vũ Ngọc Thiện, sinh năm 1977, lớn lên trong một làng quê nghèo khó xã Viên An, huyện Ứng Hòa (Hà Nội), năm 1995 thi đỗ vào Trường Đại học Lâm nghiệp...

21/10/2020
Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển rừng

BHG - Với quan điểm xuyên suốt: Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về KT-XH và môi trường, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; ngành Lâm nghiệp tỉnh đã có bước tái cơ cấu (TCC) để tạo giá trị vững bền.

 

21/10/2020