Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

15:13, 09/09/2020

BHG - Những năm gần đây, phong trào hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững được các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tích cực triển khai nhằm hỗ trợ  chị em giảm nghèo từng bước ổn định đời sống. 

Mô hình nuôi chim bồ câu của hộ chị Vừ Thị Xúa, thôn Sán Trồ, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ).
Mô hình nuôi chim bồ câu của hộ chị Vừ Thị Xúa, thôn Sán Trồ, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ).

 Những năm trước đây, điều kiện kinh tế của gia đình chị Vừ Thị Xúa, dân tộc Mông, thôn Sán Trồ, xã Bát Đại Sơn rất khó khăn. Được Hội LHPN các cấp quan tâm, cuối năm 2019, gia đình chị được Hội LHPN huyện Quản Bạ hỗ trợ 50 đôi chim bồ câu giống do Hội kêu gọi nguồn vốn từ các nhà tài trợ. Đồng thời, các cấp Hội hướng dẫn gia đình chị kỹ thuật nuôi chim, cách làm chuồng trại,… đến nay, chị đã phát triển thành công đàn chim bồ câu. Do chất lượng thịt thơm ngon, giá cả phải chăng, nhiều người đã đến tận nhà chị để mua chim bồ câu thương phẩm; với giá bán 120 nghìn đồng/đôi. Bên cạnh đó, gia đình chị còn kết hợp chăn nuôi bò, lợn, gà,… cho thu nhập khá.  

Chủ tịch Hội LHPN xã Bát Đại Sơn, Nguyễn Thị Nhung, chia sẻ: “Toàn thôn Sán Trồ có 9 hộ nghèo được Hội hỗ trợ chim bồ câu giống để phát triển kinh tế gia đình. Sau một thời gian chăn nuôi, hầu hết đàn bồ câu của các hộ đều phát triển tốt, số lượng đàn tăng nhanh; nhiều gia đình chủ động mở rộng chăn nuôi, đầu tư thêm vốn để mua gà, lợn về nuôi và cho thu nhập khá”. Với việc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ DTTS phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của các cấp Hội cùng với các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS của Trung ương, của tỉnh; nhiều hội viên, phụ nữ (HVPN) vùng DTTS huyện Quản Bạ đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống. Nhiều chị đã vươn lên làm giàu với thu nhập từ 50 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/năm, với các mô hình chăn nuôi tổng hợp, trồng rau trong nhà lưới và hoa hồng…  

Để giúp phụ nữ DTTS có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc,… thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tập trung vận động phụ nữ DTTS đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận các kiến thức về khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với đặc thù, lợi thế của từng địa bàn. Các cấp Hội đã tích cực khai thác, tín chấp các nguồn vốn cho HVPN vay phát triển kinh tế gia đình từ các tổ chức tín dụng. Hiện, tổng các nguồn vốn vay do Hội LHPN tỉnh quản lý trên 840 tỷ đồng, cho 24.160 hộ vay vốn. Bên cạnh đó, Hội các cấp còn vận động HVPN thực hiện các hình thức tiết kiệm được trên 30 tỷ đồng, với 3.032 tổ, nhóm tham gia. Hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh được các cấp Hội đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện. Duy trì, nhân rộng 481 “Tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”; hỗ trợ thành lập 8 HTX; hỗ trợ 222 phụ nữ khởi sự kinh doanh theo loại hình kinh tế hộ. Phát triển dự án “Nhân rộng mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển” tại xã Nghĩa Thuận, Tùng Vài (huyện Quản Bạ) với 32 hộ tham gia; đến nay, số bê, nghé đã phát triển được 44 con và đang luân chuyển cho các hộ nghèo khác. Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển được triển khai tại 30 xã thuộc 5 huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì cũng là nguồn lực lớn giúp đỡ các chị em phát triển kinh tế gia đình. 

Bằng nhiều giải pháp, các cấp Hội LHPN đã hỗ trợ phụ nữ DTTS phát triển kinh tế gia đình hiệu quả; giúp nhiều hội viên ở vùng sâu, vùng xa thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, sáng tạo nhiều cách làm hay tại cơ sở. Thậm chí, nhiều chị em đã làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn; góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH tại địa phương.  

Bài, ảnh: Lê Hải 


Cùng chuyên mục

Trao thưởng Chương trình "Mở tài khoản – Nhận quà lớn cùng Agribank"

BHG - Sáng 31.8, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức trao thưởng cho khách hàng may mắn trúng thưởng giải Nhì của Chương trình "Mở tài khoản – Nhận quà lớn cùng Agribank".

 

31/08/2020
Trà Shan Cổng Thành sản phẩm 4 sao OCOP

BHG - Mới được công nhận 4 sao trong 49 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh trong lần đánh giá thứ Nhất của Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP năm 2020, chè Shan tuyết Cổng Thành (Yên Minh) là sản phẩm chè đầu tiên của huyện được công nhận OCOP đến thời điểm này.

 

09/09/2020
Tín hiệu vui trên những cánh đồng không nghỉ

BHG - Phát huy thế mạnh của vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nối tiếp những mùa vàng bội thu, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác cây trồng hằng năm của huyện Quang Bình đến nay đạt 67 triệu đồng. Thắng lợi đó không chỉ mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, mà còn tạo đà cho nông nghiệp địa phương vươn xa hơn nữa.

 

09/09/2020
Hiệu quả kinh tế từ xen canh tăng vụ

BHG - Nhằm tăng giá trị kinh tế trong sản xuất cây trồng, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã chuyển đổi hình thức canh tác, đa dạng hóa cây trồng. Trong đó, phương thức trồng xen canh được đa số người dân áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

09/09/2020