Đồng hành cùng nhà nông

10:22, 31/07/2020

BHG - Mặc dù hoạt động trên vùng đất khó khăn nhất của tỉnh, việc huy động và duy trì nguồn vốn đối với ngân hàng huyện là việc không dễ; song được sự giúp đỡ của Agribank tỉnh, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên Agribank Đồng Văn,… công tác huy động vốn, hoạt động cho vay, thu nợ và dư nợ của đơn vị đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ nguồn vốn vay ngân hàng, đã giúp nhiều gia đình trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo và làm giầu chính đáng.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Đồng Văn.  					Ảnh: HOÀNG NGỌC
Khách hàng giao dịch tại Agribank Đồng Văn. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Giám đốc Agribank Đồng Văn Phí Duy Tân, cho biết: Để vượt qua những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid - 19, với truyền thống đoàn kết, Agribank Đồng Văn đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp điều hành và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đặc biệt chú trọng tới việc phân loại các xã, thị trấn để có kế hoạch phân công cán bộ phụ trách, theo dõi; nhằm phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng, miền. Công tác đầu tư tín dụng được tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và những tổ chức, cá nhân có điều kiện, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh; chăn nuôi hợp lý. Quá trình cho vay, đội ngũ cán bộ tín dụng luôn nhiệt tình giúp các hộ trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, giải ngân; khi có vốn, cán bộ tín dụng xuống các hộ kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng vốn; qua đó, vừa theo dõi được các hộ sử dụng vốn, vừa tham mưu, giải quyết những khó khăn trong quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Từ việc lập dự án khả thi, có vốn và được cán bộ tín dụng Agribank thường xuyên kiểm tra nên nhiều hộ vay vốn đã sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật như các hộ: Phàn Dào Họ, tổ 7, thị trấn Đồng Văn vay vốn mở cửa hàng tạp hóa, nuôi lợn, mua xe ô tô vận tải; Trần Minh Chi, thôn Xóm Mới, thị trấn Đồng Văn, vay 300 triệu đồng phát triển trang trại nuôi gà, ong, lợn và trồng lê, mỗi năm trừ chi phí còn có thu nhập gần 200 triệu đồng; Hầu Thị Chở, thôn Ha Pua Đa, xã Thài Phìn Tủng, vay vốn 100 triệu nuôi bò vỗ béo; hay HTX dịch vụ tổng hợp Thành Đô, thị trấn Đồng Văn vay vốn nuôi 500 đàn ong và kinh doanh hàng tạp hóa; Giàng Mí Sò, xã Sủng Là vay 100 triệu đồng mở cửa hàng tạp hóa, làm nghề khung nhôm cửa kính,... và rất nhiều gia đình khác trên địa bàn huyện được vay vốn từ Agribank Đồng Văn đã mở rộng sản xuất, trở thành những gia đình khá giả.

Gia đình chị Hầu Thị Chở, thôn Ha Pua Đa, xã Thài Phìn Tủng có thu nhập khá từ nuôi bò vỗ béo.			 		Ảnh: MINH KHAI
Gia đình chị Hầu Thị Chở, thôn Ha Pua Đa, xã Thài Phìn Tủng có thu nhập khá từ nuôi bò vỗ béo. Ảnh: MINH KHAI

Thông qua sự quản lý, điều hành linh hoạt và lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh của người vay vốn làm thước đo cho sự thành công của mình; trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Đồng Văn là 234,8 tỷ đồng, đạt 83,9% kế hoạch năm 2020; trong đó, tiền gửi dân cư chiếm 95,7%/tổng nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ cho vay nội bảng 419,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,9%, đạt 96,5% kế hoạch năm 2020.

 Để thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Agribank tỉnh giao, từ nay đến cuối năm 2020, Agribank Đồng Văn tích cực đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn; phấn đấu không để nợ xấu phát sinh, giữ tỷ lệ nợ xấu đến 31.12.2020 dưới 1%/tổng dư nợ. Tăng cường mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt cho vay theo Nghị định số 55, ngày 9.6.2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 75, ngày 9.9.2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; phấn đấu đưa tổng dư nợ cho vay nội bảng đến 31.12.2020 đạt 435 tỷ đồng.

NGUYỄN THỊ HỒNG

(Trường Chính trị tỉnh)


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ nông thôn miền núi phát triển

BHG - Hiện nay, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) Hà Giang đang phát huy hiệu quả; giúp huyện Quản Bạ thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Nhiều hộ dân vùng nông thôn được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao thu nhập.

31/07/2020
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

BHG - Được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); năm 2020, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp để chương trình thực sự trở thành động lực kinh tế với việc lựa chọn, phát triển nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu.

30/07/2020
Khi cán bộ, đảng viên nêu gương làm kinh tế

BHG - Nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…". Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Đồng Văn đã tiên phong trong gưỡng mẫu trong mọi hoạt động, phong trào. Trong đó có phong trào phát triển kinh tế, tạo niềm tin, động lực để nhân dân học tập, làm theo.

30/07/2020
Thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm tạo đột phá

BHG - Nhiệm kỳ 2015 – 2020, với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện ổn định; kinh tế tăng trưởng khá, nhiều cơ chế, chính sách của T.Ư, của tỉnh đi vào cuộc sống.

28/07/2020