Mèo Vạc tạo dấu ấn ngành Nông nghiệp

10:53, 21/05/2020

BHG - Năm 2020, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để về đích kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2015 – 2020), do đó, ngay từ đầu năm, UBND huyện Mèo Vạc đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; đặc biệt là mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp.

Chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả giúp người dân xã Tát Ngà tăng thu nhập.
Chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả giúp người dân xã Tát Ngà tăng thu nhập.

Xác định chăn nuôi trâu, bò là thế mạnh để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; huyện Mèo Vạc đã đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa. Năm nay, huyện phấn đấu có trên 35,6 nghìn con trâu, bò hàng hóa; nhằm đưa giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 51% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, công tác tập huấn cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi cũng như việc phòng và điều trị bệnh cho đàn đại gia súc luôn được huyện quan tâm. Bên cạnh đó, chính quyền các xã, thị trấn cũng tích cực vận động người dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn thô xanh; chế biến, dự trữ thức ăn trong vụ Đông – xuân cho gia súc. Anh Vừ Cha Tủa, thôn Pắc Cạm, xã Khâu Vai, cho biết: Được sự vận động của chính quyền địa phương, tôi mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa và luôn duy trì đàn bò trên 15 con; ngoài ra, tôi trồng thêm 2 ha cỏ làm thức ăn xanh cho bò. Nhờ đó, đã giúp gia đình tôi có được nguồn thu nhập ổn định.

Cùng với đó, để đạt mục tiêu phát triển số lượng đàn đại gia súc; công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho đàn trâu, bò được UBND huyện đặc biệt chú trọng. Kế hoạch năm 2020, toàn huyện phấn đấu thực hiện TTNT cho 1.000 con bò cái sinh sản; tính đến trung tuần tháng 4, thực hiện TTNT được 119 con (trong đó, bò 116 con). Đặc biệt, UBND huyện còn có nhiều giải thưởng cho các dẫn tinh viên khi thực hiện TTNT đạt tỷ lệ cao (giải thưởng từ 2-5 triệu đồng/cá nhân). Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc – Vũ Đình Trọng, cho biết: Với việc áp dụng hình thức TTNT cho đàn đại gia súc sẽ giúp nâng cao giá trị tăng trưởng, thúc đẩy phát triển KT-XH cũng như khôi phục nguồn giống bò vàng địa phương. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán sản xuất cho người dân từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ ổn định.

Không chỉ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong chăn nuôi, việc tái cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt cũng được huyện Mèo Vạc hết sức coi trọng. Tiêu biểu như mô hình rau dinh dưỡng, lúa Khẩu mang (xã Tát Ngà);  hay Dự án trồng thực nghiệm giống ngô chuyển gen (xã Niêm Sơn), và mới đây là phương án thử nghiệm trồng dâu nuôi tằm (xã Nậm Ban và Tả Lủng)… Với những cây trồng này, bước đầu đã khẳng định được những tín hiệu tích cực, mở ra hướng đi mới trong phát triển Nông nghiệp của người dân. Chủ tịch UBND xã Nậm Ban Đỗ Tiến Đạt, chia sẻ: Xã được huyện lựa chọn trồng thử nghiệm cây dâu nuôi tằm với diện tích 2 ha, cây dâu hiện sinh trưởng và phát triển tốt, không có sâu bệnh hại. Nhận thấy cây dâu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của xã, dự kiến trong thời gian tới, xã tiếp tục nhân rộng mô hình này; nhằm góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người dân trên cùng một diện tích đất canh tác.

Bài, ảnh: TRẦN KẾ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh

BHG - Tỉnh ta có lợi thế phát triển chuỗi lúa chất lượng cao, nhiều tiểu vùng khí hậu, môi trường đất, nước chưa bị ô nhiễm… phù hợp gieo cấy những giống lúa đặc sản, hữu cơ theo hướng chất lượng cao. Là tỉnh miền núi, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng sản xuất lúa của Hà Giang đến nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Người nông dân chưa có thu nhập khá từ cây lúa. 

 

21/05/2020
Khởi nghiệp từ giải pháp công nghệ thông minh

BHG - Nắm được xu thế phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, anh Nguyễn Văn Chiến đã mạnh dạn đầu tư, thành lập Công ty TNHH giải pháp Công nghệ Hà Giang, có địa chỉ số 74, đường Nguyễn Thái Học (Tp Hà Giang), chuyên các giải pháp công nghệ thông minh cho các ngôi nhà và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái cung cấp cho điện lưới Quốc gia. Dù khởi nghiệp muộn nhưng với ngành nghề kinh doanh công nghệ mới mẻ này đã bước đầu mang lại những lợi ích kinh tế cho Công ty.

21/05/2020
Bắc Quang tập trung đầu tư cho kinh tế lâm nghiệp

BHG - Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đã trở thành phương châm hành động xuyên suốt được cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang triển khai quyết liệt, đồng bộ. Qua đó, từng bước hiện thực mục tiêu đưa sản xuất lâm nghiệp thành một ngành kinh tế về tài nguyên môi trường, góp phần tăng trưởng kinh tế...

20/05/2020
Đảm bảo an ninh năng lượng vì Hà Giang phát triển

BHG - Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị; các chỉ số sản xuất, kinh doanh đạt được năm sau cao hơn năm trước; việc làm, thu nhập, đời sống tinh thần của cán bộ, đảng viên và người lao động không ngừng được cải thiện; cán bộ, đảng viên và công nhân lao động luôn tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, đoàn kết, quyết tâm vượt khó đi lên đó là những kết quả nổi bật của Đảng bộ Công ty Điện lực Hà Giang (Công ty) nhiệm kỳ 2015-2020.

 

19/05/2020