Khó khăn trong việc tái đàn lợn

15:07, 14/05/2020

BHG - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 và sau dịch tả lợn châu Phi, hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta giá thịt lợn vẫn ở mức cao; nguyên nhân do nguồn cung từ các tỉnh khác và nguồn cung tại chỗ khan hiếm, đây là điều kiện thuận lợi để các trang trại và người dân trở lại mở rộng quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên, việc mở rộng chăn nuôi tái đàn lợn gặp không ít khó khăn.

Chăn nuôi lợn thịt tại trang trại Gia Huy, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên.
Chăn nuôi lợn thịt tại trang trại Gia Huy, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện các huyện, thành phố đang triển khai tái đàn lợn sau chu kỳ chăn nuôi và sau khi công bố hết dịch tả lợn châu Phi theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và Sở NN & PTTN. Hiện, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có khoảng 513.168 con, tăng 0,8% so với thời điểm ngày 1.2.2020. Sau khi triển khai hướng dẫn tái đàn, đàn lợn của các huyện, thành phố tăng khoảng 36.241 con. Mặc dù số đầu lợn có tăng, song giá thịt lợn ở các chợ tại thành phố Hà Giang và các huyện vẫn ở mức cao (khoảng 80 – 90 nghìn đồng/1 kg lợn hơi) tùy theo từng loại, đã ảnh hưởng không nhỏ đến mức chi tiêu của từng gia đình, đặc biệt là trong đợt dịch Covid -19.

Về khó khăn trong việc tái đàn lợn hiện nay, đồng chí Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh ta nhỏ lẻ, manh mún; các hộ chăn nuôi quy mô lớn còn ít, thời gian nuôi kéo dài; con giống cho việc tái đàn khan hiếm, giá cao; chi phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh và thức ăn cao; người dân lo ngại dịch tả lợn châu Phi vẫn có thể xảy ra. Vì chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên điều kiện chuồng trại rất khó cho việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo cho việc phòng, chống các loại dịch bệnh.

Do đầu tư cao và lo ngại dịch bệnh tả lợn châu Phi và các dịch bệnh khác có thể xảy ra và đến khi xuất chuồng không biết giá thịt lợn có còn ở mức cao hay không. Nên, mặc dù giá thịt lợn hiện đang ở mức cao nhưng nhiều trang trại và hộ dân vẫn không mặn mà với việc đầu tư mở rộng để tái đàn. Ông Nguyễn Đức Tuyến, chủ một trang trại ở xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên, cho biết: Trước tình hình giá thịt lợn leo thang, gia đình rất muốn đầu tư, mở rộng chăn nuôi, tuy nhiên giá lợn giống hiện tại khá cao (xấp xỉ 200 nghìn đồng/1 kg); cùng với đó là tình hình diễn biến dịch bệnh khó lường và đến khi xuất chuồng giá thịt lợn không còn như hiện nay, nếu không tính toán kỹ sẽ không có lãi, thậm chí là lỗ, nên gia đình vẫn đang rất thận trọng trong việc tái đàn.

Trước những khó khăn đó, đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, cho biết: Hiện, Sở đang tập trung triển khai kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Trong đó, khuyến khích các hộ chăn nuôi khẩn trương tái đàn lợn khi đủ các điều kiện. Đôn đốc các cơ sở sản xuất giống lợn tại địa phương tăng cường việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để tái đàn, tăng đàn. Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến người dân về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; tránh tình trạng găm lợn, đẩy giá tăng cao quá mức; bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, người phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Công thương quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép"

BHG - Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành Công thương đã linh hoạt, quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép" theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch; vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD), nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

30/04/2020
Lục Văn Hạnh mạnh dạn làm V.A.C

BHG - Lục Văn Hạnh (sinh 1986) hiện là Bí thư Chi đoàn thôn Mác Hạ, xã Tân Trịnh (Quang Bình). Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác đoàn, anh còn là đoàn viên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương với mô hình vườn – ao – chuồng (V.A.C).

 

30/04/2020
Vĩnh Hảo tái sản xuất nông nghiệp dựa trên thế mạnh

BHG - Đang có trong tay 975 ha cam, trên 800 ha chè; ngoài ra, người dân xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, bán trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2020, Vĩnh Hảo quyết tâm tái chăn nuôi đàn gia súc theo mô hình vườn, ao, chuồng, rừng (VACR); tạo lực đẩy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị khép kín để đưa sản phẩm đạt chất lượng cao nhất đến người tiêu dùng...

 

29/04/2020
Rực sáng Quang Bình

BHG - Về với mảnh đất Quang Bình, những con đường rực sáng, ngợp bóng cờ hoa; những hàng cây xanh tỏa bóng mát tô điểm cho vùng động lực thêm lung linh, rực rỡ, hừng hực khí thế bước vào giai đoạn phát triển mới của nhiệm kỳ 2020 - 2025. Kết quả này là sự đồng thuận của mỗi người dân, gia đình trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh.

 

14/05/2020