Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bản Luốc

16:05, 13/05/2020

BHG - Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương; nâng cao giá trị kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Người dân thôn Bình An chăm sóc cây dưa hấu.
Người dân thôn Bình An chăm sóc cây dưa hấu.

Là xã thuần nông với tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm trên 80%. Nhiều năm trước đây, người dân xã Bản Luốc tập trung trồng lúa, ngô, rau màu,… nhưng chủ yếu theo phương thức tự cung, tự cấp; năng suất, chất lượng cây trồng chưa cao; chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Với diện tích đất nông nghiệp trên 2.100 ha, xã Bản Luốc đã vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi từ các loại cây lương thực kém chất lượng sang trồng chuyên canh rau, cây ăn quả và chè. Qua đó, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ở các thôn: Bình An, Bản Luốc, Thái Bình; xã đã vận động nhân dân tập trung trồng rau màu trên diện tích đất lúa kém hiệu quả. Đến nay, nhiều hộ đã mạnh dạn trồng rau chuyên canh, từng bước hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung. Theo thống kê, toàn xã có trên 146 ha rau màu các loại với năng suất cây trồng đạt 70 tạ/ha. Mùa nào thức nấy, từ su hào, bắp cải, bí đỏ, dưa chuột, dưa hấu,… đã đem lại mức thu nhập ổn định và cao hơn nhiều so với trước đây.

Năm 2017, HTX sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp thôn Bình An được thành lập với 52 thành viên, đại diện cho 54 gia đình trong thôn tham gia. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, các thành viên đã tập trung chuyển đổi từ cây trồng truyền thống sang trồng rau màu và cây ăn quả: Dưa hấu, dưa lê, dưa chuột. Với 11 ha trồng các loại dưa và 15,6 ha cây rau, đậu quanh năm kết hợp với chăn nuôi hàng hóa đã đem lại nguồn thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm cho HTX. Anh Đặng Văn Quang, thành viên HTX phấn khởi cho biết: Sau vài năm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng rau, đậu và các loại dưa, tôi nhận thấy giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa, ngô như trước đây. Đặc biệt, cây dưa hấu rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Bản Luốc, cho trái to, ngọt, nặng từ 4,5 kg trở lên. Dưa hấu có thể trồng quanh năm, chất lượng quả lại cao hơn so với dưa hấu trồng ở một số vùng khác nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã còn vận động nhân dân mạnh dạn đưa cây Thanh long vào sản xuất, cây sinh trưởng, phát triển tốt và bước đầu đã đem lại thu nhập cho một số gia đình. Điển hình như anh Phàn Văn Chẳm, thôn Cao Sơn 2 có 0,3 ha, trồng hơn 400 trụ Thanh long, trong đó có 50 trụ được trồng từ năm 2014, đã cho thu hoạch được 2 năm nay. Anh Chẳm cho biết: Trước đây, trên diện tích đất này, gia đình tôi chỉ trồng ngô, sắn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Sau quá trình tìm hiểu, nhận thấy cây Thanh long là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, năm 2014 tôi đã mạnh dạn trồng 50 trụ Thanh long đầu tiên. Hiện, cây đã cho thu hoạch, bình quân mỗi gốc cho từ 20 - 30 kg quả/năm. Với định hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nên gia đình không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hay các loại thuốc bảo vệ thực vật khác mà chỉ sử dụng phân chuồng, phân xanh để bón cho cây. Vì vậy, chất lượng quả rất ngọt, màu sắc đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán khoảng 35.000 đồng/kg, nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây Thanh long mang lại, gia đình tôi đã trồng thêm 350 trụ nữa; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trồng Thanh long với nhiều hộ gia đình khác trong thôn với hy vọng cây trồng mới này sẽ trở thành cây “làm giàu” cho chúng tôi.

Những kết quả bước đầu đạt được trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bản Luốc là rất đáng khích lệ, khẳng định chủ trương đúng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khai thác, tận dụng tốt tiềm năng thế mạnh, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Công thương quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép"

BHG - Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành Công thương đã linh hoạt, quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép" theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch; vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD), nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

30/04/2020
Lục Văn Hạnh mạnh dạn làm V.A.C

BHG - Lục Văn Hạnh (sinh 1986) hiện là Bí thư Chi đoàn thôn Mác Hạ, xã Tân Trịnh (Quang Bình). Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác đoàn, anh còn là đoàn viên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương với mô hình vườn – ao – chuồng (V.A.C).

 

30/04/2020
Xây dựng Nông thôn mới từ thôn và mỗi gia đình

BHG - Xác định rõ mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhằm nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã chú trọng xây dựng NTM, huy động tối đa nguồn lực trong dân và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong phát triển kinh tế; góp phần hoàn thành các tiêu chí NTM ở địa phương.

 

29/04/2020
Vĩnh Hảo tái sản xuất nông nghiệp dựa trên thế mạnh

BHG - Đang có trong tay 975 ha cam, trên 800 ha chè; ngoài ra, người dân xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, bán trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2020, Vĩnh Hảo quyết tâm tái chăn nuôi đàn gia súc theo mô hình vườn, ao, chuồng, rừng (VACR); tạo lực đẩy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị khép kín để đưa sản phẩm đạt chất lượng cao nhất đến người tiêu dùng...

 

29/04/2020
Thế giới Cây và hoa Việt Nam