Quản Bạ được mùa Atiso

09:26, 08/04/2020

BHG - Nằm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Quản Bạ đã đưa cây Atiso vào trồng và phát triển rộng. Vụ Đông – xuân năm nay, nhiều hộ dân tham gia trồng Atiso được mùa, được giá và quan trọng hơn là toàn bộ sản phẩm Atiso được bao tiêu thông qua liên kết giữa người dân với Hợp tác xã (HTX) sản xuất dược liệu tại địa phương.

Thành viên HTX Dược liệu Nà Chang, thị trấn Tam Sơn thu hoạch Atiso.
Thành viên HTX Dược liệu Nà Chang, thị trấn Tam Sơn thu hoạch Atiso.

Sau vài năm trồng thử nghiệm thành công, vụ Đông - xuân năm nay, toàn huyện có 21,6 ha Atiso, được trồng tại các xã: Quản Bạ, Quyết Tiến, Tùng Vài và thị trấn Tam Sơn. Công tác chế biến, tiêu thụ sản phẩm luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm. Sản phẩm Atiso được triển khai trồng trên cơ sở hợp đồng bao tiêu sản phẩm của HTX Dược liệu Nà Chang (thị trấn Tam Sơn) thu mua và chế biến thành cao dạng lỏng hoặc mềm, cao ống bẻ. Vì vậy, nông dân yên tâm về đầu ra, HTX cũng có vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng.

Anh Dương Phong Thương, Giám đốc HTX Dược liệu Nà Chang chia sẻ: “Năm nay nhà tôi trồng hơn 3,5 ha Atiso, bên cạnh đó, tôi còn cung cấp giống cho các thành viên trong HTX và nhân dân quanh vùng trồng được 21,6 ha. Nhờ mua được giống tốt và thời tiết ủng hộ, năm nay năng suất và chất lượng cây Atiso đạt cao gấp hai lần so với các năm trước”. Tính chi phí mỗi ha Atiso cần đầu tư trên 40 triệu đồng, vụ Atiso kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm sau; cây Atiso trồng 3 tháng là cho thu hoạch lá, về sau cứ cách 20 ngày là được thu hoạch 1 lần. Anh Thương ước tính, năm nay có thể thu được khoảng 200 tấn lá Atiso để làm cao.

Được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, hộ anh Phàn Chẩn Kiêm, thôn Tùng Vàng, xã Tùng Vài đã trồng hơn 1.000 m2 Atiso. Với giá thu mua 2 nghìn đồng/kg lá, đợt thu hoạch này, nhà anh thu nhập gần 20 triệu đồng. Trước đây, vào vụ Đông - xuân ruộng đất nhà anh thường bỏ trống, nhưng nhờ trồng cây Atiso mà gia đình có thêm một khoản thu nhập. Cũng giống anh Kiêm, các hộ dân quanh vùng trồng Atiso vào vụ Đông - xuân đều có thu nhập khá.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tam Sơn, Viên Tiến Hưng cho biết: Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhận thấy Atiso là một cây trồng chủ lực cho giá trị kinh tế cao, UBND thị trấn đã tuyên truyền cho người dân trồng Atiso. Việc chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng, mạnh dạn đưa những loại cây trồng mới vào sản xuất gắn với quy trình kỹ thuật cụ thể, quy hoạch diện tích sản xuất phù hợp và quan trọng hơn là có đầu mối tiêu thụ sản phẩm là một cách làm mang tính bền vững. Trồng Atiso với sự liên kết chặt chẽ bước đầu đã nâng cao giá trị sản phẩm và giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần mẫn cùng đàn ong lấy mật từ đá núi

BHG - Xuất thân trong một gia đình thuần nông, khao khát cháy bỏng của chàng trai trẻ Sân Văn Dũng (sinh 1992), dân tộc Nùng, thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ (Quản Bạ) là có được một công việc ổn định và làm giàu tại quê hương. Nhờ đó, anh đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, góp phần đưa nông sản địa phương vươn ra thị trường lớn và anh là một trong những tấm gương thanh niên tiêu biểu trong phong trào lập thân, lập nghiệp ở Quản Bạ.

 

07/04/2020
Điểm kết nối đưa sản phẩm của các hợp tác xã tiếp cận thị trường

BHG - Trong những năm qua, khu vực kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét; nhiều HTX đã đi vào hoạt động theo chiều sâu, tự đầu tư dây chuyền, trang thiết bị, tập trung sản xuất những sản phẩm hàng hóa chủ lực có thế mạnh của tỉnh; dần hình thành những sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời xây dựng được nhiều thương hiệu, mẫu mã sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 100 HTX với gần 200 sản phẩm hàng hóa được sản xuất và đưa ra thị trường. 

07/04/2020
Vị Xuyên tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi

BHG - Hiện nay, huyện Vị Xuyên đang tập trung thực hiện tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Sau gần 9 tháng xảy ra DTLCP (từ tháng 5.2019 – 1.2020), huyện Vị Xuyên buộc phải tiêu hủy tổng số lợn mắc bệnh, chết là 1.441 con/52.566 kg. Hiện tại, đàn lợn toàn huyện có trên 84 nghìn con. Trong đó, lợn nái hơn 10 nghìn con; đực giống trên 1,1 nghìn con; lợn thịt hơn 50 nghìn con và lợn con theo mẹ gần 23 nghìn con...

07/04/2020
Sau 2 năm thực hiện Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa

BHG - Sau 2 năm thực hiện Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của tỉnh đã mang lại những kết quả tích cực cho ngành chăn nuôi. Ngày 30.1.2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 43/KH – UBND về việc "Đột phá thực hiện Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa, giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025". 

07/04/2020