Hạnh phúc gia đình, động lực phát triển ở Bắc Quang

09:20, 12/03/2020

BHG - “Gia đình phải là tổ ấm, hạnh phúc, trở thành “pháo đài” phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và là “tế bào” thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt này của cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang, đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong công cuộc xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước trên địa bàn huyện.

Vợ chồng anh Nguyễn Việt Cường, thôn Khuổi Niếng (xã Đông Thành) cùng nhau gây dựng Công ty Cổ phần Cam Ta để chế biến đa dạng các sản phẩm từ cam Sành Hà Giang.
Vợ chồng anh Nguyễn Việt Cường, thôn Khuổi Niếng (xã Đông Thành) cùng nhau gây dựng Công ty Cổ phần Cam Ta để chế biến đa dạng các sản phẩm từ cam Sành Hà Giang.

Đảng ta chỉ rõ: Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống và là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thấm nhuần quan điểm này, UBND huyện Bắc Quang đã xác định mục tiêu chủ yếu của công tác gia đình trong thời kỳ CNH-HĐH là: Ôn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con), xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; lấy hạnh phúc gia đình làm động lực của chiến lược phát triển KT-XH, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đặc biệt, công tác gia đình đã trở thành tiêu chí để cấp ủy, chính quyền huyện xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên và chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh; là một trong những tiêu chuẩn để quy hoạch, đề bạt cán bộ. Còn đối với nhân dân, là tiêu chí để xét công nhận “Gia đình văn hoá” – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Dương Tiến Son chia sẻ.

Thực hiện phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, UBND huyện Bắc Quang đã tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình theo quan điểm: Kế thừa và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, cung cấp tới từng gia đình kiến thức, kỹ năng sống, như: Kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Giáo dục, vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở; phát triển các hình thức tổ hoà giải, câu lạc bộ (CLB) gia đình tại cộng đồng; giữ gìn và phát huy văn hoá gia đình, truyền thống tốt đẹp của dòng họ; xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Không những vậy, huyện còn có chính sách hỗ trợ người đình sản, cán bộ vận động đình sản; khuyến khích nam, nữ thanh niên khám sức khoẻ trước khi kết hôn; tôn vinh các gia đình đạt chuẩn văn hoá tiêu biểu… Qua đó, tác động tích cực đến việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3, nâng cao chất lượng dân số, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Đến nay, toàn huyện có 215/236 khu dân cư văn hóa, 24.587 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (chiếm 88% số gia đình trong toàn huyện). 100% khu dân cư bổ sung nội dung xây dựng gia đình vào quy ước, hương ước của địa phương. Đặc biệt, nhiều mô hình điển hình, tập trung vào phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ra đời đã phát huy vai trò, tầm ảnh hưởng và góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH. Theo đó, toàn huyện đã có 412 CLB gia đình phát triển bền vững, 96 nhóm phòng, chống BLGĐ, 234 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 23/23 tuyến y tế xã, thị trấn có cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; 23 đường dây nóng về phòng, chống BLGĐ. Ngoài ra, huyện còn có 54 mô hình với 1.770 thành viên tham gia các CLB: “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Không sinh con thứ 3”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan” hay CLB “Kỹ năng gia đình”, “Phòng, chống BLGĐ”…

Bên cạnh các mô hình trên, nhiều dòng họ tự quản ra đời, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Điển hình như: Dòng họ Hoàng (gồm 27 hộ họ Hoàng và 9 hộ kết nghĩa), sinh sống tại thôn Việt Thành, Việt Thắng, Hồng Thái (xã Việt Hồng) hay dòng họ Nguyễn ở thôn Muộng (xã Liên Hiệp). Không những vậy, toàn huyện có đến 19.526 gia đình đăng ký xây dựng “Gia đình học tập” và hàng trăm dòng họ hiếu học để thúc đẩy hiệu quả phong trào học tập suốt đời. Ngoài ra, tại xã Vô Điếm, Việt Vinh còn có mô hình “Cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”… Riêng xã Quang Minh, Tân Lập, Vĩnh Phúc được huyện lựa chọn để thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”. Trên cơ sở đó, nhằm phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Có thể thấy, từ việc xác định đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình trong thời kỳ CNH-HĐH đã tạo động lực để nhiều gia đình vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Trên cơ sở đó, không chỉ xây dựng huyện cửa ngõ phía Nam phát triển bền vững mà còn góp phần thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực vượt khó để tăng trưởng công nghiệp, thương mại

BHG - Năm 2020, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng của dịch Covid - 19, ngành Công thương tỉnh ta đã đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đột phá và làm tốt công tác chỉ đạo điều hành, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại nhằm tạo chuyển biến tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực.

 

12/03/2020
Người dân Trung Thành thu nhập thêm nhờ trồng mía

BHG - Thu nhập 90 triệu đồng/ha mía, đây là nguồn thu vượt trội trên một đơn vị diện tích so với việc trồng lúa đơn thuần; chính vì thế cây mía đã tạo cho nông dân xã Trung Thành (Vị Xuyên) có thêm điều kiện phát triển kinh tế để xóa nghèo và vươn lên làm giàu. 

 

11/03/2020
Cẩn trọng dù hết dịch tả lợn châu Phi

BHG - Với tinh thần cấp bách "Chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) như chống giặc"; chỉ 9 tháng sau, tỉnh ta khống chế thành công DTLCP và công bố hết dịch, kể từ ngày 27.2.2020. Thời điểm này, công tác hậu dịch được các cấp, ngành và người dân đặc biệt quan tâm.

 

11/03/2020
Dấu ấn trên những vùng quê nghèo

BHG - Tính đến hết năm 2019, hơn 4.600 hộ dân tại 30 xã của 5 huyện vùng triển khai Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh đã thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo 30 xã giảm được 23,78% so với năm 2015… Đây thực sự là kỳ tích Chương trình CPRP tạo nên trên những vùng quê nghèo.

 

11/03/2020