Phú Lũng tăng cường vai trò người có uy tín trong xây dựng Nông thôn mới

08:56, 28/10/2019

BHG - Cuối năm 2017, xã Phú Lũng (Yên Minh) được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và là xã biên giới đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn thời điểm đó. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền từ huyện, đến xã và sự chung tay, góp sức của nhân dân, nhất là những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc nơi đây.

Trưởng thôn Xà Ván Cáo Mình Vảng (bên phải), người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Cờ Lao ở Phú Lũng.
Trưởng thôn Xà Ván Cáo Mình Vảng (bên phải), người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Cờ Lao ở Phú Lũng.

Phú Lũng là xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Yên Minh, cách trung tâm huyện trên 42 km. Toàn xã có 13 thôn, 593 hộ/3.311 khẩu với 6 dân tộc cùng chung sống, gồm: Mông, Dao, Cờ lao, Pu Péo, Tày, Kinh. Trong đó dân tộc Mông chiếm gần 50%, Dao chiếm trên 45%.

Thực hiện xây dựng NTM, BCĐ Chương trình xây dựng NTM xã Phú Lũng xác định công tác tuyên truyền là quan trọng nhất. Bởi khi tuyên truyền hiệu quả, người dân hưởng ứng và trở thành chủ thể trong xây dựng NTM, đó là thành công. Vì vậy, ngoài thông qua các cuộc họp thôn, chi bộ và các phương tiện thông tin đại chúng, người có uy tín trong cộng đồng đóng vai trò rất lớn. Vì họ gần dân nhất và được người dân tin tưởng.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Phú Lũng Nguyễn Văn Cường, hiện nay trên địa bàn xã có 13 người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc; những người có uy tín luôn đi đầu trong phong trào phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; phát huy tinh thần gương mẫu, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và là hạt nhân trong phát triển kinh tế hộ, tấm gương cho con cháu và người dân noi theo. Họ cũng tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xây dựng nếp sống mới trong từng gia đình và khu dân cư, từng bước bài trừ các hủ tục; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, khơi dậy tỉnh thần đoàn kết trong nhân dân, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội. Đặc biệt trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới”, “Nhà sạch – vườn đẹp - môi trường xanh sạch đẹp”, “5 không, 3 sạch” những người có uy tín luôn là những hạt nhân đi đầu, vận động nhân dân hiến đất, ngày công để xây trường học, làm đường, vệ sinh môi trường nông thôn…

5 năm trở lại đây, xã Phú Lũng đã tổ chức được gần 300 cuộc tuyên truyền, vận động về xây dựng NTM với trên 14.000 lượt người tham gia; vận động được gần 100 hộ hiến đất với tổng diện tích 24.560 m2; huy động nhân dân đóng góp được 428 triệu đồng để mua vật liệu, cùng hàng nghìn ngày công lao động tham gia mở mới, nâng cấp đường giao thông, nhà văn hóa các thôn… Trong đó, nhiều hộ là người có uy tín như bác Cáo Mình Vảng, người Cờ Lao, đóng góp lớn trong hiến đất và huy động nhân dân hiến đất làm đường bê tông liên thôn, nội thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cờ Lao.

Từ sự đoàn kết, thống nhất của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã, sự đóng góp của người có uy tín trong cộng đồng, cuối năm 2017, xã Phú Lũng đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM và là xã biên giới đầu tiên của tỉnh được công nhận thời điểm đó. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 10,46%, thu nhập bình quân đầu người (năm 2018) của xã đạt 28,3 triệu đồng, ước đến cuối năm 2019 đạt khoảng 30 triệu đồng; trên 92% số hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định; gần 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% dân số giữ phong tục, tập quán truyền thống, hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, không có truyền đạo trái pháp luật trái quy định của Nhà nước…

Có thể khẳng định, những hoạt động tích cực của người có uy tín ở đã và đang đóng góp quan trọng vào sự đoàn kết các dân tộc, phát huy tinh thần làm chủ của người dân, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp bà con đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc ở Phú Lũng.

Bài, ảnh: DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tổ chức mở thầu

BHG - Chiều 25.10, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức lễ mở thầu gói thầu số 3: Cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm mẫu và đánh giá, cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho 2.172,4 ha/12 cơ sở sản xuất chè tại Hà Giang. Dự lễ mời thầu có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và các nhà thầu.

 

26/10/2019
Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh cuối năm

BHG - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Hà Giang (Agribank Hà Giang) đã triển khai các giải pháp hoạt động kinh doanh trọng tâm nhằm đạt các chỉ tiêu đề ra. Kết quả, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 4.699 tỷ đồng, với 99.000 khách hàng; tăng gần 9.000 khách hàng so với đầu năm. Số dư huy động vốn tăng 569 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước. Tổng nguồn vốn Agribank chiếm 41,4% tổng nguồn vốn trên địa bàn, thị phần tăng 1,3% so với đầu năm. 

25/10/2019
Dấu ấn Agribank trong xây dựng Nông thôn mới

BHG - Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Trong thành tựu ấy, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Giang (Agribank Hà Giang) đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT – XH của địa phương.

 

25/10/2019
Cựu chiến binh Lã Anh Hoạt vượt khó làm giàu

BHG - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", không khuất phục trước những khó khăn, cựu chiến binh (CCB) Lã Anh Hoạt (sinh 1959), tổ 11, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã mạnh dạn vươn lên, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp, trở thành tấm gương sáng cho cán bộ, hội viên học tập và làm theo.

 

25/10/2019