Người dân cần cẩn trọng khi tái đàn lợn

16:10, 11/10/2019

BHG - Sau 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi, người dân có thể tái đàn. Việc tái đàn phải thực hiện đúng quy trình và hướng dẫn của ngành chức năng.

Chị Trần Thị Xuân, tổ 2, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang (ngoài cùng bên phải) mạnh dạn tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi.        Ảnh: Biện Luân
Chị Trần Thị Xuân, tổ 2, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang (ngoài cùng bên phải) mạnh dạn tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Biện Luân

Trên địa bàn huyện Quản Bạ, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 145 hộ, 27 thôn ở 6 xã; tổng số lượng lợn phải tiêu hủy 38.055 kg. Sau gần 4 tháng xảy ra dịch bệnh, người dân đang đứng trước nỗi lo tái đàn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo bà con hết sức thận trọng khi tái đàn hoặc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi.

Là một trong những hộ chuẩn bị tái đàn lợn, bà Vũ Thị Trâm, thôn Vĩnh Tiến, xã Quyết Tiến, chia sẻ: “Trong đợt dịch vừa qua, nhà tôi đã tiêu hủy 372 kg lợn. Vì kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào chăn nuôi nên khi thấy tình hình bệnh dịch trên địa bàn ổn định, không phát sinh thêm lợn bệnh, gia đình đã nhanh chóng tái đàn. 

Bà Vũ Thị Trâm, thôn Vĩnh Tiến, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) phun khử trùng chuồng trại, chuẩn bị tái đàn lợn.			 Ảnh: Lê Hải
Bà Vũ Thị Trâm, thôn Vĩnh Tiến, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) phun khử trùng chuồng trại, chuẩn bị tái đàn lợn. Ảnh: Lê Hải

Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Quản Bạ, Nguyễn Trung Thành, cho biết: Hiện nay, huyện vẫn duy trì hoạt động của các tổ công tác phun thuốc khử trùng đối với các hộ nuôi lợn, trong vùng dịch 1 lần/ngày, tại các khu vực lân cận 3 lần/tuần. Đối với các xã chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi thì cần chủ động phòng dịch, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn. Bên cạnh đó, huyện đã có giải pháp tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi lợn chuyển sang nuôi trâu, bò, chim Bồ câu, gà, vịt.

 Cuối tháng 5 vừa qua, đàn lợn của gia đình chị Trần Thị Xuân, tổ 2, phường Nguyễn Trãi (thành phố Hà Giang) bị dịch tả lợn châu Phi buộc phải tiêu hủy. Ngay khi có dịch, gia đình chị đã thực hiện nghiêm các bước vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại theo đúng hướng dẫn của chính quyền địa phương. Đến cuối tháng 7, gia đình chị mạnh dạn tái đàn lợn. Chị Xuân chia sẻ: “Trong quá trình tái đàn, tôi thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ thú y; cẩn trọng trong từng khâu chăn nuôi, như: Lựa chọn con giống, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, lựa chọn thức ăn chăn nuôi đảm bảo và luôn xử lý thức ăn qua môi trường nhiệt; lãnh đạo và cán bộ thú y phường thường xuyên xuống kiểm tra, hướng dẫn gia đình phát triển chăn nuôi an toàn sinh học”.

Sau hơn 4 tháng dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn tỉnh; đến nay, toàn tỉnh có trên 8.740 con lợn của 1.316 hộ bị chết và tiêu hủy với trọng lượng trên 369,8 tấn. Có 29/68 xã, phường, thị trấn qua 30 ngày không phát sinh thêm dịch; trong đó, huyện Đồng Văn, Mèo Vạc đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi; người dân có thể thực hiện tái đàn theo hướng dẫn của ngành chức năng. Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh mới có 15/1.316 hộ có dịch thực hiện tái đàn; trong đó, huyện Đồng Văn có 13 hộ tái đàn được 42 con lợn; thành phố Hà Giang có 2 hộ tái đàn được 29 con lợn. Có 162 hộ chuyển đổi sang chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác như: Trâu, bò, gà, vịt, ngan, chim Bồ câu...

Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trịnh Văn Bình cho biết: “Theo quy định, sau 30 ngày không phát sinh dịch bệnh, người dân có thể yên tâm tái đàn. Tuy nhiên, người dân phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành chức năng; trước hết sẽ tái đàn 10%, sau 30 ngày lấy mẫu xét nghiệm, nếu kết quả âm tính mới được tiếp tục tái đàn. Trong điều kiện dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, người dân cần thực hiện chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, đảm bảo các điều kiện về chuồng trại, con giống, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, kiểm soát người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi, xử lý chất thải, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; thường xuyên phun thuốc tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi…”.

Dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có vắc xin điều trị, việc tái đàn để phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm và thu nhập cho người dân được ngành chức năng khuyến cáo có thể thực hiện theo phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Hiện, các địa phương đã và đang thực hiện hỗ trợ tiền cho các hộ chăn nuôi có lợn bị dịch buộc phải tiêu hủy, giúp họ có vốn đầu tư phát triển sản xuất. Chính quyền địa phương và lực lượng thú y cơ sở cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong quá trình tái đàn.

Lê Hải – An Giang


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Cấp ủy nắm thôn, đảng viên nắm hộ" ở thị trấn Tam Sơn

BHG - Đảng bộ thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) không ngừng đổi mới cách thức tổ chức hoạt động, nội dung sinh hoạt, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; luôn chú trọng phương châm "Cấp ủy nắm thôn, đảng viên nắm hộ" để phát huy hiệu quả vai trò lãnh, chỉ đạo, thực sự gần dân. Đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Bí thư Đảng ủy thị trấn Tam Sơn, cho biết: Thị trấn hiện có 479 đảng viên, sinh hoạt tại 12 chi bộ, trong đó có 8 chi bộ tổ, thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ quân sự.

11/10/2019
Thượng Bình đưa cây tỏi trở thành sản phẩm hàng hóa

BHG - Cây tỏi ta trên đất Nặm Pạu, xã Thượng Bình (Bắc Quang) được nhân dân đưa vào trồng từ xa xưa, nhưng đến nay mới trở thành sản phẩm hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập cho bà con. Nặm Pạu là thôn có diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm tương đối lớn của xã Thượng Bình, với trên 30 ha. Những năm trước, sau vụ thu hoạch lúa Hè - thu, nông dân tập trung làm đất trồng cây vụ Đông, nhưng đa số trồng ngô, lạc, chỉ ít hộ trồng tỏi.

11/10/2019
Hoàng Su Phì phát huy tiềm năng dược liệu

BHG - Thực hiện mục tiêu phát triển dược liệu theo hướng hiệu quả, bền vững, huyện Hoàng Su Phì đang tập trung rà soát quy hoạch, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các HTX, tổ hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời, chú trọng tư vấn, chọn lọc giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu.

 

11/10/2019
Trồng lạc tăng vụ ở Quản Bạ

BHG - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; huyện Quản Bạ lựa chọn lạc là cây trồng thế mạnh trong vụ Hè - thu, đây là loại cây trồng vừa giúp nâng cao hệ số sử dụng đất, vừa mang lại thu nhập cao cho người dân.

 

11/10/2019
Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín