Mèo Vạc nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng an toàn sinh học

09:56, 29/10/2019

BHG - Lợn đen Lũng Pù (Mèo Vạc) là giống bản địa, có tầm vóc to lớn và chất lượng thịt thơm ngon. Đây là giống lợn có chất lượng tốt nhất so với các giống lợn địa phương khác trong tỉnh và được thị trường ưa chuộng. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lợn đen Lũng Pù, huyện Mèo Vạc đã và đang triển khai mô hình nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng an toàn sinh học (ATSH) theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN-14:2010/BNNPTNT.

Cấp giống lợn đen cho các hộ xã Lũng Pù.                   Ảnh: CTV
Cấp giống lợn đen cho các hộ xã Lũng Pù. Ảnh: CTV

ATSH trong chăn nuôi là biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, hạn chế lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra; gây hại cho con người, gia súc và hệ sinh thái, nhằm kiểm soát nguồn gốc giống, thức ăn, đảm bảo môi trường xung quanh. Do đó, để thực hiện chăn nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng ATSH, huyện Mèo Vạc đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ 100% con giống là giống lợn đen Lũng Pù và hỗ trợ một phần thức ăn; huyện Mèo Vạc đã cấp 100 con giống lợn đen Lũng Pù cho 10 hộ thuộc hai xã Lũng Pù và xã Cán Chu Phìn.

Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Để mô hình chăn nuôi giống lợn đen Lũng Pù theo hướng ATSH thành công, huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn của huyện khảo sát, tư vấn cho các hộ thực hiện mô hình xây dựng chuồng trại đúng với các quy định; chuồng trại chăn nuôi phải có các khu riêng biệt, như: Khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, khu thay quần áo cho người lao động; khu tập kết và xử lý rác thải; khu cách ly lợn ốm; khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm; lợn giống phải là lợn đen Lũng Pù có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch định kỳ… Thức ăn cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và khẩu phần ăn của lợn; không sử dụng thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn bị dịch cho đàn lợn mới; thức ăn hỗn hợp được phân theo 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 hậu bị (nuôi để chọn giống mà chưa phối), giai đoạn 2 là cám hỗn hợp cho lợn mang thai và giai đoạn 3 là cám hỗ hợp cho lợn mẹ nuôi con; trong trường hợp phải trộn thuốc, hóa chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hóa chất theo hướng dẫn của các ngành chuyên môn…

Để phòng tránh dịch bệnh cho đàn lợn, giúp đàn lợn sinh trưởng toàn diện; các ngành chuyên môn của huyện thường xuyên tuyên truyền, tư vấn cho người dân khi đưa các phương tiện vận chuyển vào trại chăn nuôi đều phải đi qua nơi khử trùng và được phun thuốc sát trùng; mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và sử dụng quần áo bảo hộ của trại. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quang khu vực chăn nuôi, chuồng chăn nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu vực chăn nuôi và dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh xảy ra; thực hiện nghiêm các quy trình tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa đàn lợn mới đến; trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày…

Việc triển khai mô hình chăn nuôi giống lợn đen Lũng Pù bản địa nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển nguồn gen giống lợn quý của địa phương; nhằm  giúp cho người dân nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi để bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh; góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi.

Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Thu Tà quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng

BHG - Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) là nhiệm vụ chung của toàn xã hội; vì vậy thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Thu Tà (Xín Mần) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ diện tích rừng; đặc biệt là nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân trên địa bàn.

 

29/10/2019
Hoàng Su Phì nâng cao năng suất, chất lượng chè cổ thụ theo hướng an toàn

BHG - Hiện nay, diện tích chè của huyện Hoàng Su Phì có trên 4.500 ha; trong đó, hơn 3.000 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 20.000 tấn. Diện tích chè của huyện được trồng chủ yếu tại 8 vùng chè, như: Nậm Ty, Thông Nguyên, Túng Sán, Tả Sử Choóng… Trong đó, trên 90% diện tích chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm. Xác định chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là nguồn gen quý cần được bảo tồn, những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai công tác bảo tồn, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng chè theo hướng an toàn.

 

29/10/2019
Yên Minh phát huy giá trị các sản phẩm chủ lực

BHG - Huyện Yên Minh có 18 xã, thị trấn với nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương đã và đang dần khẳng định được thương hiệu. Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đang vận dụng linh hoạt, tận dụng nguồn lực hỗ trợ để phát huy giá trị và xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực. Đề án OCOP được tỉnh triển khai từ năm 2018 và lựa chọn huyện Quản Bạ thực hiện thí điểm; từ đó, rút kinh nghiệm triển khai trên toàn tỉnh.

29/10/2019
Tổng kết Chương trình thi đua "Gia đình tiết kiệm điện" tại Quản Bạ

BHG - Vừa qua, tại thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), Công ty Điện lực Hà Giang tổ chức tổng kết Chương trình thi đua "Gia đình tiết kiệm điện" năm 2019. Dự chương trình có lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Giang; lãnh đạo huyện Quản Bạ và đông đảo người dân trên địa bàn thị trấn Tam Sơn.

 

28/10/2019