Điểm sáng "tam nông" ở Quang Bình

11:48, 16/10/2019

BHG - Xây dựng Nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân là mục tiêu xuyên suốt của huyện Quang Bình trong chặng đường 10 năm qua. Bằng sự nỗ lực không ngừng, dự kiến đến cuối năm 2019, toàn huyện có 7 xã về đích NTM, kết quả này đã phản ánh rõ nét những chuyển mình ấn tượng trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Người dân xã Tiên Yên trồng ớt Chỉ thiên trên đất ruộng.
Người dân xã Tiên Yên trồng ớt Chỉ thiên trên đất ruộng.

Đồng chí Triệu Tài Phong, Bí thư Huyện ủy Quang Bình cho biết: “Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, sự thống nhất, đồng thuận cao về tư tưởng, nhận thức, hành động của các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân được xác định là yếu tố tiên quyết. Trong lĩnh vực “tam nông”, phát triển nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Với chủ trương đó, huyện đã triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh tập trung và xây dựng mỗi xã một sản phẩm chủ lực. Có thể nói, qua các chương trình cụ thể, nông nghiệp tăng trưởng ổn định, năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi nâng lên, nhiều mô hình kinh tế mới xuất hiện”.

Từ năm 2010, với phương châm xây dựng nền nông nghiệp đa dạng sản phẩm hàng hóa, huyện đã lựa chọn 5 cây (lúa, ngô, chè, cam, lạc) và 2 con (trâu, lợn) để xây dựng các mô hình mẫu gắn với ứng dụng khoa học công nghệ. Đến nay, với tổng diện tích 3.145 ha chè, vùng nguyên liệu chè tại xã Xuân Minh bao gồm 300 ha được áp dụng quy trình chăm sóc hữu cơ năm 2019; 4 xã Hương Sơn, Vĩ Thượng, Yên Hà, Tiên Yên thực hiện sản xuất cam VietGAP với tổng số 287 ha, 277 hộ tham gia. Những năm gần đây, quá trình “dồn điền, đổi thửa” gần 40 ha để áp dụng mạ khay, máy cấy đã đưa năng suất lúa đạt 58,2 tạ/ha; năng suất ngô đạt 35 tạ/ha và lạc 26 tạ/ha. Bên cạnh đó, tổng đàn trâu trên 22.000 con, đàn lợn 66.000 con, cơ bản đáp úng đủ nhu cầu thực phẩm của người dân và xuất bán ra ngoài thị trường.

Trở về Vĩ Thượng những ngày này, chúng tôi dễ dàng nhận thấy thay đổi tích cực của xã về đích NTM đầu tiên trong huyện. Chương trình xây dựng NTM đã thực sự tạo động lực lớn để người dân phát triển kinh tế, vun đắp quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Nhìn những con đường từ đầu làng đến ngõ xóm được bê tông, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc được tu sửa, nâng cấp khang trang, ai ai cũng vui. Nhờ nguồn lực đầu tư của tỉnh, huyện, xã chủ động chuyển đổi đất lúa không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây giá trị cao như: Lạc, ớt, cam; khâu làm đất, gieo mạ, cấy và thu hoạch lúa đều sử dụng máy, giảm ngày công, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, trên cánh đồng bây giờ chỉ gieo cấy 1 - 2 giống lúa chất lượng cao. Toàn xã còn có 11 gia trại nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên; 17 hộ nuôi lợn quy mô 50 con; 12 hộ nuôi gia cầm với số lượng trên 500 con. Phát huy tinh thần đoàn kết, thế mạnh, tiền lực sẵn có, địa phương quyết tâm duy trì, giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn NTM”.

Đến với Bằng Lang, một trong những xã điểm thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, không khí thi đua lao động, sản xuất nhộn nhịp hơn hẳn, với 11 mô hình trọng điểm về trồng lúa, trồng rừng, cam VietGAP, nuôi trâu, gà, lợn. Năm nay, giá trị ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 69 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 4.747 tấn; giá trị sản xuất đạt 60 triệu đồng/ha canh tác. Nhân dân đặt niềm tin, kỳ vọng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền, KT - XH tiếp tục tăng trưởng mạnh. Ông Ngô Thành Đồng, thôn Thượng Bằng, xã Bằng Lang bày tỏ: “Năm 2016, tôi vay 60 triệu đồng theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh để mua thêm trâu về nuôi sinh sản. Vừa rồi, tôi còn mua thêm giống ngựa bạch về nuôi, nâng tổng đàn trâu, ngựa lên 14 con; so với trước kia, giờ gia đình tôi khấm khá hơn và xây được nhà khang trang”.

Trên đà phát triển “tam nông”, năm 2019, huyện có hơn 40 thôn điểm về phát triển kinh tế và thực hiện xây dựng 12 nhãn hiệu cho 34 sản phẩm hàng hóa thuộc 2 nhóm ngành hàng thực phẩm và đồ uống, gồm: Chè, cam Sành, bún, phở ngũ sắc, rượu ngô men lá… Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ở huyện Quang Bình không chỉ mang ý nghĩa thúc đẩy sản xuất mà còn giúp các xã, thị trấn giải quyết những vấn đề quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, hướng đến xây dựng mối liên kết kinh tế tập thể bền vững. Đồng thời, đây được coi là giải pháp nâng tầm giá trị nông sản địa phương, đưa sản phẩm vươn ra thị trường với mục tiêu cốt lõi là tăng thu nhập cho nông dân.

Từ khởi điểm ban đầu tất cả các xã chỉ đạt 63 tiêu chí, đến thời điểm này, huyện hoàn thành 176/266 tiêu chí NTM, không còn xã dưới 5 tiêu chí (tăng 113 tiêu chí so với năm 2011); thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 30 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,33%; giá trị nông, lâm, thủy sản ước đạt 664 tỷ đồng.

Bài, ảnh:  MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đổi mới công tác vận động và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài

BHG - Hiện nay, nguồn vốn đầu tư viện trợ của các quỹ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), các đại sứ quán, doanh nghiệp nước ngoài, nhà tài trợ..., cho các chương trình, dự án phát triển bền vững tại địa phương đang phát huy hiệu quả. Nhờ đổi mới công tác vận động và quản lý nguồn viện trợ PCPNN cùng với cách làm chủ động đã giúp tận dụng được tối đa các nguồn lực bên ngoài góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ phát triển KT-XH.

 

15/10/2019
Đổi thay ở các xã vùng sâu, vùng xa huyện Vị Xuyên

BHG - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong 10 năm qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Bộ mặt nông thôn có sự đổi thay rõ rệt, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

 

15/10/2019
Ghi nhận từ Tổ hợp tác Dân quân xã Vĩnh Hảo

BHG - "Tổ hợp tác Dân quân (THTDQ) xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) cam kết với Đảng ủy xã trích 5% lợi nhuận thu được từ trang trại để hỗ trợ những cựu chiến binh, các gia đình trong lực lượng dân quân gặp khó khăn; hỗ trợ các dân quân trong xã vốn đầu tư, phát triển sản xuất..." - Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Hảo Hoàng Văn Nhiên cho biết. Mất khoảng 10 phút đi từ trụ sở UBND xã Vĩnh Hảo để đến trang trại của THTDQ xã. 

15/10/2019
Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH hội huyện Yên Minh "điểm tựa" cho người nghèo

BHG - Với nguồn vốn vay ưu đãi thông qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện, nhiều hộ nghèo, gia đình thuộc diện chính sách trên địa bàn huyện Yên Minh đã có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao cuộc sống. Thời gian qua, để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Minh thường xuyên bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển KT- XH của địa phương...

15/10/2019