Các huyện tập trung chăm sóc cam Sành

09:12, 15/10/2019

BHG - Cam Sành từ lâu đã là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, tin tưởng sử dụng. Trên địa bàn tỉnh, diện tích cam Sành tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp như: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình; hiện, các huyện đã, đang tập trung chăm sóc và có kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến kiểm tra chất lượng giống cam Sành tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến kiểm tra chất lượng giống cam Sành tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức.

Huyện Vị Xuyên có 677,6 ha cam; trong đó, cam Sành chiếm 594,6 ha; diện tích đang chăm sóc 479,1 ha, cam cho thu hoạch 198,5 ha. Sản lượng cam niên vụ 2019 – 2020 dự kiến đạt trên 1.000 tấn. Đối với diện tích cam sản xuất theo quy trình VietGAP, hiện nay huyện có 3 cơ sở với tổng diện tích 80,1 ha được cấp giấy chứng nhận. Nhằm quảng bá sản phẩm cam Sành, huyện thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh trên các trang thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông; giới thiệu, trưng bày, bán tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các hội chợ. Niên vụ này dự kiến sẽ bán sản phẩm tại 32 gian hàng dọc Quốc lộ 2, trên địa bàn thôn Việt Thành, xã Việt Lâm.

Bắc Quang là huyện có truyền thống trồng cam Sành lâu nhất, diện tích lớn nhất tỉnh với 5.885,36 ha; trong đó, diện tích cam Sành 4.472,9 ha, chiếm 76%. Tổng diện tích cam đã đươc cấp Chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP 2.687,7 ha. Hiện nay, huyện Bắc Quang có 3.832 ha cam Sành cho thu hoạch, năng suất niên vụ 2019 – 2020 ước đạt 12 tấn/ha, sản lượng ước đạt 42.500 tấn. UBND huyện đã giao cơ quan chuyên môn thành lập đoàn xúc tiến, kết nối với các địa điểm tiêu thụ tại chợ đầu mối hoa quả, hội chợ tại Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang...; xây dựng mẫu tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm cam Sành VietGAP và kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí mua hộp đựng cam; tham gia các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại Tuần lễ cam Sành, sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu niên vụ 2019 – 2020 tổ chức tại Hà Nội.

Huyện Quang Bình cũng là một trong những vựa cam Sành lớn của tỉnh, với sản lượng trên 13.956 tấn/năm. Đến nay, huyện thành lập 25 tổ sản xuất, 2 HTX sản xuất cam theo hướng VietGAP, với diện tích 1.116 ha. Sản phẩm cam Sành được gắn tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc nên có giá bán cao hơn so với cách trồng và bán cam truyền thống. Nhằm tiêu thụ sản phẩm, huyện đã đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, chuẩn bị các điều kiện đưa cam Sành vào các siêu thị ở Hà Nội, Hải Phòng… Hỗ trợ người dân lựa chọn địa điểm thuận lợi trên địa bàn để xây dựng gian hàng trưng bày, bán sản phẩm.

Hiện nay, trên địa bàn 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình có 8.700 ha cam; trong đó, trên 4.600 ha cho thu hoạch. Việc quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam Sành đã được tỉnh, các huyện triển khai thực hiện hàng năm. Dù vậy, để quảng bá, tiêu thụ cam Sành niên vụ 2019-2020, các huyện cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chú trọng kiểm tra, giám sát diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; quan tâm, chỉ đạo, quản lý để nắm bắt sản lượng cam; quản lý nguồn tem truy xuất nguồn gốc; liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm đầu ra cho sản phẩm cam Sành.

Bài, ảnh: AN DƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội Doanh nhân trẻ phát huy vai trò xung kích trong sản xuất, kinh doanh gắn với an sinh xã hội

BHG - Với những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; các thành viên Hội Doanh nhân trẻ (DNT) tỉnh ta đang từng bước khẳng định vai trò xung kích trong sản xuất, kinh doanh để tạo ra của cải, vật chất, việc làm và tăng thu nhập cho người lao động cũng như nộp ngân sách cho nhà nước; cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và sự lớn mạnh của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nói riêng. 

 

13/10/2019
Agribank Hà Giang triển khai nhiệm vụ kinh doanh 3 tháng cuối năm

BHG - Sáng 13.10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 9 tháng và triển khai nhiệm vụ kinh doanh 3 tháng cuối năm 2019. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Agribank Hà Giang chủ trì hội nghị.

13/10/2019
Hoàng Su Phì phát huy tiềm năng dược liệu

BHG - Thực hiện mục tiêu phát triển dược liệu theo hướng hiệu quả, bền vững, huyện Hoàng Su Phì đang tập trung rà soát quy hoạch, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các HTX, tổ hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời, chú trọng tư vấn, chọn lọc giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu.

 

11/10/2019
Thượng Bình đưa cây tỏi trở thành sản phẩm hàng hóa

BHG - Cây tỏi ta trên đất Nặm Pạu, xã Thượng Bình (Bắc Quang) được nhân dân đưa vào trồng từ xa xưa, nhưng đến nay mới trở thành sản phẩm hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập cho bà con. Nặm Pạu là thôn có diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm tương đối lớn của xã Thượng Bình, với trên 30 ha. Những năm trước, sau vụ thu hoạch lúa Hè - thu, nông dân tập trung làm đất trồng cây vụ Đông, nhưng đa số trồng ngô, lạc, chỉ ít hộ trồng tỏi.

11/10/2019