Sính Lủng - "Dân vận khéo" trong xây dựng Nông thôn mới

16:45, 11/09/2019

BHG - Những năm qua, đời sống của người dân xã Sính Lủng (Đồng Văn) không ngừng được nâng lên; tinh thần tương thân, tương ái, phát huy nội lực, đóng góp tiền của, ngày công xây dựng Nông thôn mới (NTM) có bước đột phá… Kết quả đó do Đảng ủy xã đã vận dụng linh hoạt nội dung trong công tác “Dân vận khéo”, thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, mọi công việc, chủ trương của xã, thôn xóm đều được bàn bạc, thực hiện công khai, minh bạch.

Anh Sùng Mí Dế, thôn Tà Lá có thu nhập khá từ chăn nuôi tổng hợp.
Anh Sùng Mí Dế, thôn Tà Lá có thu nhập khá từ chăn nuôi tổng hợp.

Với quan điểm, kinh tế người dân có khá giả mới có điều kiện đóng góp vào sự phát triển chung. Vì vậy, Đảng ủy xã Sính Lủng quan tâm đặc biệt tới việc vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, thực hiện cánh đồng ngô mẫu, rau trái vụ tại các thôn... Để làm được điều này, xã chọn mỗi thôn, xóm làm một mô hình điểm, chọn những cán bộ đảng viên, hộ gia đình có điều kiện, kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất làm trước, sau đó người dân đến học tập, làm theo, nhân ra diện rộng.

Từ cách làm này, ngày một xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện, khả năng của người dân, như: Mô hình 19 hộ dân thôn Sà Tủng Chứ nuôi bò vỗ béo với thời gian từ 3 - 4 tháng; trung bình mỗi hộ nuôi từ 3 - 7 con bò. Thấy được hiệu quả, người dân các thôn, như: Má Chề, Cá Ha, Phìn Sả, Há Đề cũng nuôi bò vỗ béo tạo thành phong trào rộng khắp. Ngoài ra, người dân các thôn của xã cũng nhân rộng, phát triển mô hình nuôi ong nội, nuôi chim Bồ câu, trồng rau chuyên canh, nấu rượu gắn nuôi gia súc. Tiêu biểu cho mô hình phát triển kinh tế của xã phải kể đến gia đình anh Sùng Mí Dế, thôn Tà Lá có thu nhập 130 triệu đồng/năm từ chăn nuôi tổng hợp và nghiền đá làm gạch bê tông; anh Sình Mí Cơ, thôn Má Chề có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi tổng hợp, trồng rau chuyên canh…

Thời gian qua, Đảng bộ xã Sính Lủng luôn tăng cường sự lãnh đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang bằng việc tuyên truyền đến từng hộ dân theo hướng “mưa dầm thấm lâu”, xây dựng đề án để cụ thể hóa các nội dung sát với tình hình; tổ chức cho cán bộ, đảng viên ký cam kết thực hiện việc nêu gương với các nội dung rút ngắn thời gian tổ chức đám tang, giảm việc giết mổ bò, lợn, dê, nhằm hạn chế gia đình bị ép đi vay mượn gia súc để mổ. Người dân ở nhiều thôn đã giảm được thời gian tổ chức lễ cưới, không thách cưới cao, không lấy bạc trắng. Kết quả này đã tác động tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh, giảm nghèo, giữ vững ANTT, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Hiệu quả trong thực hiện “Dân vận khéo” gắn với xây dựng NTM phải kể đến việc thực hiện triệt để Quy chế Dân chủ ở cơ sở dưới hình thức: Mọi chính sách, chủ trương hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã đều được niêm yết công khai để người dân biết, trực tiếp tham gia ý kiến, nhất là đối với các khoản thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của người dân. Đặc biệt, khi xã có chủ trương mở mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn, làm nhà văn hóa hay hỗ trợ xi măng làm nhà vệ sinh, bó láng nền nhà, người dân đều được bàn và trực tiếp quyết định.

Tính từ năm 2017 đến nay, người dân xã Sính Lủng đã góp trên 4 tỷ đồng mua vật liệu xây dựng, thuê máy phá đá mở rộng mặt đường, thuê máy trộn bê tông làm đường giao thông liên thôn, làm nhà vệ sinh, nhà văn hóa cộng đồng. Người dân của các thôn Phìn Sả, Sính Lủng, Là Chúa Tủng và Cá Ha tự tổ chức họp, thống nhất đóng góp hàng trăm triệu đồng mua dây, làm cột kéo điện về nhà…

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Đăng Khoa, Bí thư Đảng ủy xã Sính Lủng khẳng định: Để người dân biết, nghe và làm theo thì công tác dân vận phải đi trước một bước. Tất cả các chủ trương, định hướng của cấp ủy, chính quyền, nhất là những việc cần có sự đóng góp của người dân phải được họp bàn công khai với sự tham gia trực tiếp của người dân. Khi người dân biết, đồng thuận thì việc triển khai rất thuận lợi, mang lại kết quả ngoài mong đợi. Cũng chính làm tốt điều này, trong 2 năm 2017 - 2018, Đảng bộ xã Sính Lủng luôn dẫn đầu phong trào thi đua khối các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Bản Máy phát động phong trào tình nguyện vì Nông thôn mới

BHG - Sáng 10.9, tại thôn Bản Máy, xã Bản Máy phát động phong trào "Tình nguyện vì Nông thôn mới" gắn với phong trào thi đua "Dân vận khéo", mở đường giao thông nông thôn. Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Ban Dân vận Huyện ủy Hoàng Su Phì cùng cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Bản Máy...

11/09/2019
Sảng Tủng gắn bảo vệ môi trường với xây dựng Nông thôn mới

BHG - Thời gian qua, xã Sảng Tủng (Đồng Văn) luôn coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình xây dựng, phát triển địa phương bền vững. Mô hình "Bảo vệ môi trường gắn với xây dựng NTM" và các tổ tự quản được thành lập đã phát huy vai trò tích cực trong việc xây dựng môi trường nông thôn "Sáng, xanh, sạch, đẹp". Từ đó khơi gợi ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường sống, nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân.

 

11/09/2019
Hiệu quả hoạt động của mô hình Tổ hợp tác sản xuất thanh niên Tùng Vài

BHG - Với sức trẻ, nhiệt huyết và khát vọng làm giàu chính đáng, thời gian qua nhiều bạn trẻ tại các địa phương đã nỗ lực, tự lập sản xuất, kinh doanh và chủ động trong kết nối thành lập Tổ hợp tác (THT) để phát triển kinh tế. THT sản xuất thanh niên Tùng Vài, thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ) là một trong những mô hình điển hình của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế.

 

11/09/2019
HTX Trung Hiếu, kết hợp nuôi cá lồng với du lịch lòng hồ

BHG - Là 1 trong 58 hộ nuôi cá lồng tại xã Thượng Tân (Bắc Mê), nhưng với cách làm riêng, trong những năm qua anh Bàn Văn Hình đã phát huy thế mạnh của địa phương thông qua việc thành lập HTX Nông lâm nghiệp tổng hợp Trung Hiếu tại thôn Tả Luồng, xã Thượng Tân. HTX là sự kết hợp giữa chăn nuôi cá lồng và dịch vụ du lịch sông nước trên lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang).

 

10/09/2019