Quang Bình: Nhân rộng 68 nhóm sở thích phát triển kinh tế

09:48, 17/09/2019

BHG - Sau gần 4 năm triển khai chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP), huyện Quang Bình đã nhân rộng được 68 nhóm sở thích (CIG) phát triển về chăn nuôi và trồng trọt tại 5 xã đặc biệt khó khăn, gồm: Xuân Minh, Yên Thành, Bản Rịa, Tân Nam, Nà Khương. Cơ bản các nhóm CIG hoạt động tương đối hiệu quả, làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.

Nhóm sở thích trồng, chăm sóc và chế biến chè Shan tuyết thôn Nậm On, xã Xuân Minh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Nhóm sở thích trồng, chăm sóc và chế biến chè Shan tuyết thôn Nậm On, xã Xuân Minh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Với mục tiêu xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường, sau khi thành lập, các nhóm CIG đều được tham gia tập huấn về kiến thức thị trường, phân tích kinh tế, lập phương án sản xuất kinh doanh nhằm thay đổi tư duy từ tự sản, tự tiêu sang kết nối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Từ năm 2016 - 2019, chương trình CPRP đã giải ngân cho các nhóm CIG hơn 6,5 tỷ đồng, các nhóm thực hiện đối ứng gần một nửa số tiền trên để bước vào hoạt động. Trong đó, tập trung chủ yếu là chăn nuôi lợn, trâu, dê, trồng chè, thảo quả và chỉ có một số nhóm trồng cam Sành, ngô, lúa. Từ nhóm CIG, những hộ làm kinh tế giỏi đã chia sẻ kinh nghiệm, các làm hay trong chăn nuôi, trồng trọt, tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên. Đến nay, 19 nhóm CIG nằm trong chuỗi giá trị phát huy hiệu quả kinh tế, có sản phẩm bán ra thị trường với tổng thu đạt 3,8 tỷ đồng. Qua đó, dần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, làm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng.

Tin, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Biến đất nghèo kiệt thành vùng nguyên liệu mía đường

BHG - Chỉ trong 10 ngày (từ 20.3 đến 30.3), 10 ha đất hoang hóa, nghèo kiệt chỉ mọc được cây sim, mua, lau lách tại thôn Minh Thành, xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã được trồng giống mía QĐ93159; đây là giống mía nguyên liệu đường mới cho năng suất cao có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau gần 7 tháng trồng, chăm sóc...

16/09/2019
Nâng tầm thương hiệu Hồng không hạt Quản Bạ

BHG - Trong những năm qua, huyện Quản Bạ đã, đang không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng và giữ vững thương hiệu Hồng không hạt (HKH) để giúp người dân yên tâm sản xuất; góp phần phát triển KT – XH, thoát nghèo bền vững... Đặc biệt, từ khi được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, HKH Quản Bạ đã trở thành cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở các xã: Nghĩa Thuận, Thanh Vân, Bát Đại Sơn, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn.

 

16/09/2019
Nhận diện sản phẩm chủ lực địa phương qua Đề án OCOP

BHG - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Thông qua chương trình, các địa phương lựa chọn những sản phẩm độc đáo, đặc sản mang đặc trưng vùng, miền để xây dựng thương hiệu; nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân.

 

16/09/2019
Tín hiệu vui trong hoạt động xuất khẩu gỗ ván ép của Công ty Thái Hoàng

BHG - Công ty Cổ phần Xây dựng & Thương mại Tổng hợp Thái Hoàng (Công ty Thái Hoàng) đầu tư khoảng 40 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất gỗ ván ép cao cấp xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang). Đến nay, Công ty Thái Hoàng đã hoàn thiện việc xây dựng nhà máy và tuyển dụng, đào tạo nghề cho 200 công nhân.

16/09/2019