Nghị lực vươn lên của một gia đình người Cờ Lao

15:07, 20/09/2019

BHG  - Từ hai bàn tay trắng lúc mới lấy nhau, nhờ chịu thương, chịu khó mà gia đình chị Vần Thị Mỷ, sinh năm 1984 và anh Sình Mí Cơ, sinh năm 1982, dân tộc Cờ Lao, thôn Má Chề, xã Sính Lủng (Đồng Văn) đã có một cơ ngơi khang trang; có của ăn, của để, con cái được học hành tới nơi tới chốn. Gia đình chị giờ đây đã trở thành hộ giàu của xã với thu nhập bình quân trừ chi phí, mỗi năm gia đình cũng để ra được cả trăm triệu đồng.

Nuôi bò vỗ béo mang lại thu nhập khá cho gia đình chị Vần Thị Mỷ.
Nuôi bò vỗ béo mang lại thu nhập khá cho gia đình chị Vần Thị Mỷ.

Nhớ lại hơn 10 năm qua, ngày mới lấy nhau 2 vợ chồng ra thị trấn Đồng Văn, nhìn thấy đàn chim bồ câu của một gia đình ở đây, chị và anh bàn bạc, thống nhất mua một đôi về nuôi. Thật là vui đôi chim mau lớn, khỏe mạnh sinh sản tốt, chị Mỷ bàn với chồng tiếp tục làm nhiều chuồng nhỏ, nhân giống để nuôi. Mấy năm trôi qua, đàn chim bồ câu đã lên đến trên 200 con, lúc đó chị Mỷ bắt đầu bán chim bồ câu thương phẩm. Với giá hiện tại là 120 nghìn đồng một đôi, mỗi năm chị xuất bán trên 100 đôi, trừ chi phí cho chị thu nhập hơn 10 triệu đồng. Tích cóp gần 10 năm, có tiền vốn kha khá, năm 2016, gia đình chị Mỷ đầu tư gần 100 triệu đồng làm chuồng trại, trồng cỏ, mua 4 con bò về nuôi vỗ béo. Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, cho bò ăn cỏ tươi, kết hợp cỏ ủ chua và kèm theo bột ngô, đàn bò béo lên trông thấy. Xuất bán lứa này, chị Mỷ lại mua lứa khác về nuôi. Bình quân mỗi năm gia đình chị xuất bán 8 con bò, trừ chi phí cho lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

  Ngoài nuôi chim bồ câu và nuôi bò vỗ béo, gia đình chị Mỷ, anh Cơ cũng nuôi thêm lợn, gà, vịt để cải thiện nhu cầu sinh hoạt của gia đình và bán ra thị trường, tăng thêm thu nhập. Anh Cơ cũng mua sắm máy xay đá để đi xay thuê cho những gia đình trong thôn, trong xã có nhu cầu về vật liệu xây dựng. Nhờ chịu thương, chịu khó và kiên trì, gia đình chị Mỷ, anh Cơ đã làm được ngôi nhà mới khang trang giá trị 300 triệu đồng, nuôi các con ăn học đầy đủ.

  Bí thư Đảng ủy xã Sính Lủng, Trần Đăng Khoa cho biết: Mô hình chăn nuôi của gia đình chị Vần Thị Mỷ và anh Sình Mí Cơ tuy không phải lớn so với các huyện vùng thấp, nhưng đối với vùng núi đá như Đồng Văn cũng là lớn và rất phù hợp với điều kiện, khả năng của nhiều hộ dân địa phương. Do đó, cần được nhân rộng ra các thôn, xã khác có điều kiện tương đồng.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế

BHG - Sáng 20.9, nhằm nâng cao kiến thức hội nhập quốc tế trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Sở Công thương phối hợp với Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công thương Trung ương mở lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế (HNKT) quốc tế cho đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

 

20/09/2019
Tập huấn chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

BHG - Ngày 19.9, tại Nhà khách Hà An (TPHG), Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành của tỉnh, huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

 

19/09/2019
Hoàng Văn Hiệp làm giàu từ chăn nuôi tổng hợp

BHG - Không cam chịu trước khó khăn và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Hoàng Văn Hiệp, thôn Nậm Ánh, xã Nà Trì (Xín Mần) đã biến những mảnh ruộng khô cằn, vườn đồi tạp thành trang trại chăn nuôi tổng hợp.

 

19/09/2019
Yên Minh cần tháo "nút thắt" trong sản xuất nông nghiệp

BHG - Năm 2015, giá trị sản phẩm thu nhập bình quân/ha đất canh tác của huyện Yên Minh đạt 35 triệu đồng/ha. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng lên 39,15 triệu đồng. Thế nhưng con số này đến nay mới đạt 36,82 triệu đồng. Trong hơn 3 năm qua, huyện Yên Minh đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, phương án, đề án chuyên đề, trọng tâm với những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

18/09/2019