Hiệu quả từ trồng Thanh long ruột đỏ tại Vị Xuyên

10:29, 20/08/2019

BHG -  Nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích vườn tạp, kém hiệu quả sang các loại cây cho giá trị kinh tế cao, huyện Vị Xuyên đã đưa cây Thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm tại 5 hộ dân tại xã Việt Lâm từ năm 2014, với 4000 cây giống. Đến nay, diện tích Thanh long ruột đỏ đã được người dân trên địa bàn huyện nhân rộng, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ đang cho thu hoạch của bác Lô Thanh Hóa, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên.
Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ đang cho thu hoạch của bác Lô Thanh Hóa, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên.

Hiện nay toàn huyện Vị Xuyên có gần 9ha trồng cây Thanh long ruột đỏ, tập trung tại các xã: Phong Quang, Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên và Việt Lâm. Cây Thanh long ruột đỏ cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt, chịu hạn tốt, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh hại. Theo bà con cho biết, trồng Thanh long ruột đỏ chỉ mất chi phí đầu tư ban đầu, nhưng cây cho thu hoạch liên tục thường từ tháng 6 đến tháng 11, cứ 15 ngày lại cho thu hoạch một đợt. Mỗi gốc thanh long cho thu hoạch từ 5 - 6 đợt quả; giá bán trung bình từ 30.000 - 35.000/kg, năng suất trung bình từ 20 - 25 tấn quả/ha, mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân gấp nhiều lần so với những loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích. Thanh long ruột đỏ hiện là loại quả đang được thị trường rất ưa chuộng, nên đầu ra của người dân được đảm bảo.  

    Tin, ảnh: Quỳnh Anh (Vị Xuyên)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Ngoại bất nhập" tại chốt kiểm dịch động vật xã Nàn Ma

BHG - Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, là địa phương chưa phát hiện ổ dịch; tuy nhiên, huyện Xín Mần vẫn tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn ở vùng có dịch vào địa bàn tiêu thụ.

 

16/08/2019
Sủng Chớ ngày càng đổi thay

BHG - Sau hơn 3 năm, những ngày đầu tháng 8 này, chúng tôi (PV) có dịp trở lại Sủng Chớ - thôn khó khăn nhất của xã Sủng Cháng (Yên Minh). Thật mừng khi có nhiều tín hiệu cho thấy bà con nơi đây đang từng ngày có cuộc sống tốt hơn, nhận thức nâng lên rõ rệt. Thôn Sủng Chớ được chia làm 2 nhóm hộ Sủng Chớ A và Sủng Chớ B. Nhóm ở Sủng Chớ A cách trung tâm xã khoảng 8 km, Sủng Chớ B cách 6 km. Tuyến đường từ trung tâm xã đến Sủng Chớ hiện chỉ có hơn 1km đã được bê tông hóa, còn lại vẫn là đường đất, đá. Vì vậy, đến Sủng Chớ...

16/08/2019
Bắc Mê xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực

BHG - Với mục tiêu khai thác nguồn lực trong và ngoài huyện, hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu, mở rộng thị trường… huyện Bắc Mê đã triển khai các giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực và thực hiện xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, hiệu quả; góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương. Là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông, lâm nghiệp. Do đó, các sản phẩm đặc trưng, mang tính chủ lực của huyện chủ yếu là các mặt hàng nông sản, như...

16/08/2019
Trưởng thôn Suôi Thầu làm kinh tế giỏi

BHG - Được các đồng chí lãnh đạo UBND thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình anh Sùng Văn Sinh, Trưởng thôn Suôi Thầu; anh Sinh được mọi người biết đến là một đảng viên gương mẫu trong phát triển kinh tế với mô hình trồng gừng và cây ăn quả tại địa phương; hiện được nhân rộng lên 3 ha, với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn. Năm 2000, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự...

16/08/2019