Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Hoàng Su Phì và Xín Mần

14:17, 06/06/2019

BHG - Từ ngày 5 đến 6.6, Đoàn công tác Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh đã đi làm việc nhằm nắm bắt về công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần.

Đoàn công tác của Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh kiểm tra việc chăn nuôi của người dân trên địa bàn xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì).
Đoàn công tác của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh kiểm tra việc chăn nuôi của người dân trên địa bàn xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì).

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh, huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần đã có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, thiết lập đường dây thông tin hai chiều về tình hình dịch bệnh. Theo đó, huyện Hoàng Su Phì đã thành lập được 17 chốt, trong đó 3 chốt chính, 14 chốt phụ tại các tuyến đường, lối mở tại các xã biên giới và khu vực giáp ranh với các huyện Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Quang, Xín Mần. Đã bố trí kinh phí 79 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch.

Tính đến ngày 4.6 huyện Hoàng Su Phì đã phun thuốc khử trùng và kiểm soát lưu thông trên địa huyện là trên 10 nghìn xe; số xe vi phạm chở lợn và các sản phẩm từ lợn là 31 xe chở 761 kg lợn, đã tiến hành tiêu hủy và cho quay đầu. Bên cạnh đó huyện đã cấp cho 25 xã, thị trấn 2.500 lít hóa chất để triển khai thực hiện 3 đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng dịch tả lợn châu Phi.

Đối với huyện Xín Mần đã thành lập 2 chốt trạm chính; các xã biên giới của huyện đã thành lập các tổ chốt chặn để ngăn chặn việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn vào địa bàn. Ngành chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm 6 mẫu, kết quả đều âm tính; phun thuốc khử trùng 7.359 lượt phương tiện vào địa bàn huyện; tiêu hủy 5 vụ bằng 24,5kg thịt lợn không rõ nguồn gốc. Cho đến nay, trên địa bàn toàn huyện chưa phát hiện có ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi...

Phát biểu tại các buổi làm việc, đoàn công tác đề nghị 2 huyện tích cực đôn đốc các xã, thị trấn tuyên truyền về tình hình dịch bệnh đến người dân tại các thôn, bản; hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án dự phòng để ứng phó khi dịch xảy ra trên địa bàn. Kiểm soát chặt chẽ công tác vận chuyển, giết mổ lợn trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn về tình hình dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện áp dụng các biện pháp an toàn chăn nuôi sinh học, thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày; tổ chức thống kê đàn lợn trên địa bàn các xã, thị trấn, tuyên truyền người dân thực hiện “5 không” trong phòng, chống dịch.

Tin, ảnh: Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường truyền thông tới người dân

BHG - Hiện nay các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi và sâu keo mùa thu. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa hiểu đúng sự nguy hại, ảnh hưởng của dịch bệnh, chưa linh hoạt trong công tác truyền thông, cung cấp thông tin tới người dân để chung tay phòng, chống dịch. Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên trên địa bàn tỉnh được phát hiện ngày 19.5 tại xã Tân Trịnh (Quang Bình). Đến nay, đã có thêm gần chục ổ dịch bùng phát ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Mèo Vạc và thành phố Hà Giang.

06/06/2019
Đảng viên Phượng Chàn Nu luôn "nói đi đôi với làm"

BHG - "Nhiệt tình, năng nổ và không ngừng suy nghĩ tìm ra những mô hình kinh tế phù hợp với nhu cầu sản xuất của bà con tại địa phương…" - đó là nhận xét của đông đảo người dân về anh Phượng Chàn Nu, Phó Chủ tịch UBND xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì). Sinh năm 1985, là cán bộ trẻ người dân tộc Dao, am hiểu về điều kiện tự nhiên, những thuận lợi khó khăn cũng như tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nên từ khi tham gia công tác, anh Nu đã có rất nhiều ý tưởng, sáng kiến tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển các mô hình kinh tế.

 

 

06/06/2019
Làng Khác A - thôn điển hình phát triển nông nghiệp của xã Du Già

BHG - Đường bê tông rộng rãi đến từng nhóm hộ và các gia đình; hầu hết nhà nào cũng có trâu, bò, lợn, gà đầy chuồng, ao rộng rãi; nhà cửa gọn sàng, sạch sẽ… đó là hình ảnh của thôn Làng Khác A – thôn điển hình phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện của xã Du Già (Yên Minh). Làng Khác A là thôn vùng thấp, cách trung tâm xã khoảng 2 km. Thôn hiện có 107 hộ, 514 khẩu. Người dân trong thôn phát triển kinh tế gần như hoàn toàn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Du Già Nguyễn Văn Quý, trong 14 thôn của xã...

 

 

06/06/2019
Yên Minh phát triển các sản phẩm OCOP

BHG - Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP), huyện Yên Minh đã lựa chọn nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm.  Với yêu cầu lựa chọn các sản phẩm đặc thù của địa phương, đảm bảo duy trì và phát triển bền vững, khai thác tiềm năng, thế mạnh góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, xây dựng NTM, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa...

06/06/2019
Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín