Nhanh chóng khoanh vùng dập Dịch tả lợn châu Phi và tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch

08:57, 21/05/2019

BHG - Ngay sau khi phát hiện ổ Dịch tả lợn châu Phi tại gia đình ông Vương Văn Vi, thôn Vén, xã Tân Trịnh (Quang Bình) vào ngày 20.5, công tác khoanh vùng dập dịch đã được Sở Nông nghiệp&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chỉ đạo kịp thời. Việc phun thuốc tiêu độc khử trùng tại khu vực chuồng trại và các tuyến đường vào ổ dịch; đào hố tiêu hủy, huy động máy móc thiết bị và dụng cụ chống dịch; công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, biển cảnh báo…, được cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đúng thời gian quy định, theo quy trình, hướng dẫn của ngành chức năng và Phương án 09 của UBND tỉnh ban hành ngày 27.3.2019 về việc “Chủ động ứng phó với bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.

Công tác phun thuốc tiêu độc khử trùng được thực hiện trước khi tiến hành tiêu hủy đàn lợn của gia đình anh Vương Văn Vi.
Công tác phun thuốc tiêu độc khử trùng được thực hiện trước khi tiến hành tiêu hủy đàn lợn của gia đình anh Vương Văn Vi.

Ngay trong ngày 20.5, Sở Nông nghiệp&PTNT đã có Công văn số 643/SNN-CTY gửi các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố về việc triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Huy động máy múc thực hiện đào hố và san lấp tiêu hủy đàn lợn.
Huy động máy múc thực hiện đào hố và san lấp tiêu hủy đàn lợn.

Theo đó, Sở đề nghị huyện Quang Bình thực hiện công bố dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện theo quy định tại điều 26 của Luật Thú y; phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định vùng dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm để tập trung chỉ đạo khoanh vùng, xử lý ổ dịch; thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn và thực hiện phun tiêu độc khử trùng các phương tiện ra vào vùng dịch. Công tác phun tiêu độc, khử trùng tiến hành theo quy định 1 lần/ngày trong tuần đầu và 3 lần/ngày trong 2 – 3 tuần tiếp theo với xã có dịch và xã vùng dịch uy hiếp, 1 lần/tuần liên tục trong tháng đối với xã vùng đệm. Bên cạnh đó, chỉ đạo cấp xã thành lập ngay các Tổ công tác như: Tổ tiêu hủy, chốt chặn, giám sát dịch, tổ phản ứng nhanh để thực hiện các biện pháp chống dịch... Hỗ trợ người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 7.3.2019 và Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9.1.2017 của Chính phủ...

Trải bạt dưới hố sâu trước khi tiến hành tiêu hủy đàn lợn.
Trải bạt dưới hố sâu trước khi tiến hành tiêu hủy đàn lợn.

Đối với các sở, ngành, các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai và thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, giải pháp theo chỉ đạo của T.Ư và tỉnh, đảm bảo ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan ra diện rộng.

Tiếp tục rải vôi bột tại khu vực tiêu hủy.
Tiếp tục rải vôi bột tại khu vực tiêu hủy.

 

Lợn được bọc kín bằng bao ni – lon để đảm bảo cho công tác vận chuyển từ nhà ra khu vực tiêu hủy.
Lợn được bọc kín bằng bao ni – lon để đảm bảo cho công tác vận chuyển từ nhà ra khu vực tiêu hủy.

 

Phun khử trùng khu vực tiêu hủy và trên các con đường dẫn vào thôn Vén.
Phun khử trùng khu vực tiêu hủy và trên các con đường dẫn vào thôn Vén.

 

Lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy đàn lợn nhiễm dịch.
Lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy đàn lợn nhiễm dịch.

 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT Đỗ Tấn Sơn chỉ đạo trực tiếp công tác tiêu hủy và động viên gia đình ông Vương Văn Vi bị thiệt hại do Dịch tả lợn châu Phi.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT Đỗ Tấn Sơn chỉ đạo trực tiếp công tác tiêu hủy và động viên gia đình ông Vương Văn Vi bị thiệt hại do Dịch tả lợn châu Phi.

Văn Long

[links()]


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại xã Tân Trịnh

BHG - Theo thông tin từ Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại xã Tân Trịnh (Quang Bình). Được biết, từ ngày 12 – 19.5, đàn lợn của gia đình ông Vương Văn Vi, thôn Vén, xã Tân Trịnh có dấu hiệu bỏ ăn, ốm, chết. Tổng đàn lợn bị ốm là 16 con, trong đó có 9 con đã chết. Ngay khi nhận được tin báo của người dân, chiều ngày 19.5, Chi Cục Chăn nuôi và Thú y đã kịp thời đến kiểm tra, xác minh và lấy 4 mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm tại Chi Cục Thú y vùng II...

20/05/2019
Cán bộ xã Quyết Tiến gương mẫu trong phát triển kinh tế

BHG - "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", với phương châm "Đảng viên làm việc tốt, việc hay để mọi người noi theo", "Đảng viên thường xuyên nêu gương từ việc nhỏ đến việc lớn" và "Nêu gương gắn với thực hiện nói đi đôi với làm", trong những năm qua, huyện Quản Bạ đã khuyến khích các đảng viên là cán bộ xã đăng ký ít nhất 1 mô hình phát triển kinh tế tại cơ sở. Từ những việc làm thiết thực, cụ thể đã phát huy được vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.

20/05/2019
Mèo Vạc Tập trung phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô

BHG - Thời gian qua, nhiều diện tích cây ngô ở huyện Mèo Vạc xuất hiện sâu keo mùa thu, gây hại với tốc độ lây lan nhanh. Trước tình hình đó, huyện Mèo Vạc đang khẩn trương thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh về tập trung phòng diệt trừ sâu keo, tránh lây lan gây ảnh hưởng đến diện tích khác. Cũng giống như các xã khác trên địa bàn huyện Mèo Vạc, hơn 1 tháng gần đây, nhiều hộ nông dân tại hầu hết các thôn, bản thuộc thị trấn Mèo Vạc phát hiện nhiều diện tích ngô trồng bị sâu ăn lá và nõn...

18/05/2019
Triển khai các biện pháp phòng, trừ "sâu keo mùa thu"

BHG - Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và PTNT, loài "sâu keo mùa thu" đã được phát hiện và gây hại trên cây ngô với diện tích lớn ở 8/11 huyện, thành phố. Các địa phương và ngành chức năng đang nỗ lực tìm các giải pháp phòng, trừ, hạn chế sự lây lan và thiệt hại. "Sâu keo mùa thu" tên tiếng Anh là Armyworm, tên khoa học là Spodoptera Frugiperda, có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Được phát hiện lần đầu tại châu Á ở Ấn Độ tháng 7.2018.  

17/05/2019
Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín