Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở Mèo Vạc

11:01, 30/05/2019

BHG - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18.3.2002 của BCH T.Ư Đảng, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; bức tranh kinh tế tập thể của huyện Mèo Vạc có nhiều khởi sắc.

Mô hình nuôi lợn rừng, lợn đen của HTX Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng.
Mô hình nuôi lợn rừng, lợn đen của HTX Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng.

Trong triển khai Nghị quyết, Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn phối hợp tổ chức tuyên truyền sâu đậm các nội dung; thành lập HTX nông nghiệp tại các xã, thị trấn, thôn bản và giao cho ngành chuyên môn chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, thực hiện điểm Tổ hợp tác (THT) sản xuất nông, lâm nghiệp; cử cán bộ phụ trách, phối hợp với các ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX làm cơ sở tham mưu cho Ban Đại diện Liên minh HTX huyện cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tư vấn, hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc cho các HTX, THT hoạt động hiệu quả; ban hành các văn bản về hỗ trợ, khuyến khích phát triển, như: Chương trình hành động, nghị quyết, kế hoạch, đề án, quyết định có liên quan đến phát triển THT, HTX cũng như hướng dẫn tiếp cận các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển và đổi mới kinh tế hợp tác…

Hệ thống máy hạ thủy phần mật ong Bạc hà của HTX Tuấn Dũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hệ thống máy hạ thủy phần mật ong Bạc hà của HTX Tuấn Dũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, toàn huyện có 52 THT sản xuất, tăng 42 THT so với năm 2003; trong đó, có 27 THT nông nghiệp có đăng ký thành lập với huyện, chiếm 51,92%; 25 THT sản xuất rau đăng ký với UBND các xã, thị trấn, chiếm 48,07%. Doanh thu bình quân đạt từ 40 – 50 triệu đồng/THT/năm. Toàn huyện có 15 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012, so với năm 2003 tăng 12 HTX, với tổng số thành viên 135 người. Theo tiêu chí phân loại, đến hết năm 2018, có 3 HTX hoạt động tốt, chiếm 20%; 3 HTX loại khá, chiếm 20%; 4 HTX trung bình, chiếm 26,7%; 5 HTX mới thành lập. Vốn điều lệ bình quân 1 HTX đạt 250 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh bình quân 1 HTX là 550 triệu đồng, doanh thu bình quân 1 HTX là 350 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân một lao động đạt từ 4 – 5 triệu đồng/tháng.

Đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, cho biết: Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW đã có nhiều mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả; nhiều HTX chuyên ngành được ưu tiên tập trung phát triển, tạo ra sản phẩm, như: Thịt bò, lợn đen Lũng Pù, mật ong Bạc hà; sản xuất rau, củ, quả, dược liệu, chăn nuôi gà, canh tác lúa theo hướng tự nhiên...

 Các HTX tìm được hướng đi phù hợp, phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với sản phẩm có lợi thế và ứng dụng công nghệ vào sản xuất; chú trọng thị trường và định hướng phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm, đây thực sự là hướng đi hiệu quả trong xây dựng HTX kiểu mới. Điển hình là HTX Tuấn Dũng đã xây dựng thương hiệu sản phẩm mật ong Bạc hà hạ thủy phần, sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết với các thành viên và là đối tác tiêu thụ cho các thành viên… HTX Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng với quy mô nuôi hơn 100 con lợn rừng lai, lợn đen, 300 đôi chim Bồ câu, trên 1.000 đàn ong; ngoài lĩnh vực chăn nuôi, HTX còn sản xuất rượu ngô men lá đóng chai Chí Sán, xây dựng thương hiệu sản phẩm với quy mô liên kết với hầu hết các hộ sản xuất mật ong để cùng xây dựng nhãn hiệu tập thể, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm; HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đại Dương gồm 9 thành viên, với vốn đóng góp trên 1 tỷ đồng; chuyên chăn nuôi bò vỗ béo, chế biến thịt bò khô, sản xuất, kinh doanh mật ong Bạc hà, tổng doanh thu hàng năm đạt trên 700 triệu đồng. Một số HTX phát triển sản phẩm theo hướng hữu cơ, canh tác tự nhiên như HTX toàn thôn Tát Ngà với sản phẩm gạo sạch.

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, thực trạng phát triển các THT, HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò của các THT, HTX nông nghiệp trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn được nâng cao; hạ tầng nông thôn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì chủ động phòng, chống dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp

BHG - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi và sâu keo mùa thu đang diễn biến phức tạp ở một số huyện trong tỉnh; cấp ủy, chính quyền và người dân Hoàng Su Phì đang dốc toàn tâm, toàn lực thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Theo thống kê, huyện Hoàng Su Phì có trên 70.000 con lợn, chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ; tuy vậy, lượng lợn này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thực phẩm của người dân.

30/05/2019
Thị trấn Vị Xuyên tiêu hủy ổ dịch tả lợn châu Phi và tạm dừng hoạt động giết mổ lợn

BHG - Tính đến 29.5, trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã có 105 con lợn phải tiêu hủy do mắc dịch tả châu Phi, với trọng lượng là 4.591kg. Thị trấn Vị Xuyên là địa phương thứ 5 sau xã Đạo Đức, Kim Linh, Phú Linh, Minh Tân phát hiện ổ dịch.  Ngay sau khi phát hiện đàn lợn của gia đình có dấu hiệu bỏ ăn, sốt, xuất huyết dưới da, bà Hoàng Thị Thơm, tổ 18 thị trấn Vị Xuyên đã kịp thời báo các cơ quan chức năng đến xử lý. Đặc biệt, ngay sau khi cơ quan chức năng...

30/05/2019
Mèo Vạc chi trả gần 9 tỷ đồng DVMTR cho 182 cộng đồng dân cư

BHG - Từ 13 đến 30.5, Hạt kiểm lâm huyện Mèo Vạc phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn theo quy định. Theo thông báo phân bổ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 cho các chủ rừng trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Tổng số chủ rừng được chi trả là 182 cộng đồng dân cư, thuộc 18 xã, thị trấn với tổng số tiền gần 9 tỷ đồng...

30/05/2019
Bắc Mê siết chặt "vòng vây" phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi

BHG - Hiện nay, Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 6/11 huyện, thành phố của tỉnh. Đặc biệt, Bắc Mê là huyện giáp ranh với các địa phương đã công bố dịch như: huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), Mèo Vạc và thành phố Hà Giang, nên nguy cơ dịch lây lan vào địa bàn rất cao. Nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh DTLCP, huyện Bắc Mê đã quán triệt công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, UBND huyện đã thành lập 3 điểm chốt kiểm dịch hoạt động 24/24h phun độc khử trùng tại thôn Nà Vuồng (Yên Phong)...

30/05/2019