Hà Giang

Hoàng Su Phì chủ động phòng, chống dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp

11:00, 30/05/2019

BHG - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi và sâu keo mùa thu đang diễn biến phức tạp ở một số huyện trong tỉnh; cấp ủy, chính quyền và người dân Hoàng Su Phì đang dốc toàn tâm, toàn lực thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh trên vật nuôi và cây trồng.

Các chốt kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật huyện Hoàng Su Phì hoạt động 24/24 giờ.
Các chốt kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật huyện Hoàng Su Phì hoạt động 24/24 giờ.

Theo thống kê, huyện Hoàng Su Phì có trên 70.000 con lợn, chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ; tuy vậy, lượng lợn này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thực phẩm của người dân. Bình quân mỗi ngày, huyện phải nhập từ bên ngoài khoảng 5 tấn lợn hơi, chính vì vậy, công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi được huyện đặc biệt quan tâm.

Đồng chí Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi của huyện, cho biết: Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Hoàng Su Phì đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống; ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm với phương châm phòng bệnh là chính. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân thông báo kịp thời khi thấy đàn lợn có hiện tượng ốm, chết bất thường; thường xuyên phun thuốc tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại và tuân thủ những biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn…

 Cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn người dân cách pha chế, phun thuốc diệt sâu keo mùa thu.
Cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn người dân cách pha chế, phun thuốc diệt sâu keo mùa thu.

Bên cạnh công tác tiêm vắc-xin và phun tiêu độc khử trùng cho đàn lợn, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh, hộ chăn nuôi và người dân thông tin về tác hại của bệnh dịch tả lợn châu Phi, các biện pháp chủ động ngăn chặn và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh... Qua tuyên truyền, vận động, đa phần các hộ chăn nuôi đã nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, chủ động vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và bổ sung nguồn dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn.

Cùng với đó, để kiểm soát tốt dịch, bệnh xâm nhập vào địa bàn; huyện đã lập 3 chốt kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật liên ngành hoạt động 24/24 giờ tại tại Km17 Bắc Quang - Hoàng Su Phì; đường liên xã Xuân Minh (Quang Bình) - Thông Nguyên và Km16 Hoàng Su Phì – Xín Mần. Thực hiện phun thuốc sát trùng tiêu độc tất cả các phương tiện... vào địa bàn; kiểm tra, kiểm soát việc mua bán, tiêu thụ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Văn Thái, cán bộ Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện Hoàng Su Phì, cho biết: “Với sự chỉ đạo sát sao của cấp trên, không chỉ cán bộ trạm mà tất cả nhân dân cùng đồng lực phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Với địa bàn rộng, có nhiều tuyến đường giao thương với các huyện, nên lưu lượng phương tiện vào địa bàn rất lớn nên các chốt kiểm soát đều hoạt động hết công suất…”. Ngoài ra, tại các khu vực trọng điểm, dễ phát sinh dịch bệnh, như: Chợ trung tâm huyện, các hộ chăn nuôi lợn với số lượng lớn; huyện phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phun khử trùng 2 lần/ngày. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân tại các xã, thị trấn thực hiện nghiêm nguyên tắc “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Hiện, dịch tả lợn châu Phi chưa xuất hiện trên địa bàn, nhưng dịch sâu keo mùa Thu đã, đang đe dọa tới trên 3.500 ha ngô; trong số này, có hơn 200 ha trà muộn, hiện chưa đến giai đoạn “trổ cờ”. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, huyện đang làm tất cả các biện pháp để tiêu diệt sâu keo mùa thu. Trong thời gian này, không kể ngày hay đêm; cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã đang tập trung phòng, chống nạn sâu keo mùa thu tàn phá cây ngô. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giúp người dân nhận thức được đặc điểm hình thái, chu kỳ sinh trưởng và phát triển của sâu; các giai đoạn cây trồng dễ bị sâu nhất, thông qua đó để hướng dẫn nhân dân cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất.

Theo đồng chí Phạm Văn Đại, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Hoàng Su Phì, cho biết: “Để diệt trừ sâu keo mùa thu hiệu quả, người dân cần nắm được tuổi đời và kỹ thuật phun thuốc, thời điểm phun; hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ 25 xã, thị trấn về phương pháp phòng trừ, tiêu diệt sâu keo mùa thu, như: Thời điểm phun thuốc, cách pha chế thuốc, phun thuốc từ trên xuống… đồng thời, bố trí kinh phí giúp nhân dân phòng trừ sâu bệnh”.

Bài, ảnh: Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thị trấn Vị Xuyên tiêu hủy ổ dịch tả lợn châu Phi và tạm dừng hoạt động giết mổ lợn

BHG - Tính đến 29.5, trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã có 105 con lợn phải tiêu hủy do mắc dịch tả châu Phi, với trọng lượng là 4.591kg. Thị trấn Vị Xuyên là địa phương thứ 5 sau xã Đạo Đức, Kim Linh, Phú Linh, Minh Tân phát hiện ổ dịch.  Ngay sau khi phát hiện đàn lợn của gia đình có dấu hiệu bỏ ăn, sốt, xuất huyết dưới da, bà Hoàng Thị Thơm, tổ 18 thị trấn Vị Xuyên đã kịp thời báo các cơ quan chức năng đến xử lý. Đặc biệt, ngay sau khi cơ quan chức năng...

30/05/2019
Mèo Vạc chi trả gần 9 tỷ đồng DVMTR cho 182 cộng đồng dân cư

BHG - Từ 13 đến 30.5, Hạt kiểm lâm huyện Mèo Vạc phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn theo quy định. Theo thông báo phân bổ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 cho các chủ rừng trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Tổng số chủ rừng được chi trả là 182 cộng đồng dân cư, thuộc 18 xã, thị trấn với tổng số tiền gần 9 tỷ đồng...

30/05/2019
Bắc Mê siết chặt "vòng vây" phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi

BHG - Hiện nay, Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 6/11 huyện, thành phố của tỉnh. Đặc biệt, Bắc Mê là huyện giáp ranh với các địa phương đã công bố dịch như: huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), Mèo Vạc và thành phố Hà Giang, nên nguy cơ dịch lây lan vào địa bàn rất cao. Nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh DTLCP, huyện Bắc Mê đã quán triệt công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, UBND huyện đã thành lập 3 điểm chốt kiểm dịch hoạt động 24/24h phun độc khử trùng tại thôn Nà Vuồng (Yên Phong)...

30/05/2019
Yên Minh tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới

BHG - Thực hiện Nghị quyết số 25 ngày 3.6.2013 của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới", công tác dân vận trên địa bàn huyện Yên Minh trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, tạo được sự đồng thuận, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; KT-XH phát triển, an ninh chính trị được giữ vững.

 

29/05/2019