Hiệu quả "Mô hình 100 đồng" của Hội Nông dân Quản Bạ

09:22, 31/05/2019

BHG - Nhằm giúp hội viên nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, từ năm 2017, Hội Nông dân (HND) huyện Quản Bạ đã triển khai thực hiện “mô hình 100 đồng”. Đến nay, mô hình đang mang lại hiệu quả tích cực.

Nông dân thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận thu gom phế liệu đóng góp vào Quỹ “mô hình 100 đồng”.
Nông dân thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận thu gom phế liệu đóng góp vào Quỹ “Mô hình 100 đồng”.

Đồng chí Lương Thị Bích Thủy, Chủ tịch HND huyện Quản Bạ, cho biết: Hiện nay, toàn huyện có 13 cơ sở hội, 102 chi hội và trên 11 nghìn hội viên. Để xây dựng công tác hội và phong trào nông dân vững mạnh, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững,... năm 2017, HND huyện đã thực hiện “mô hình 100 đồng”; qua đó, giúp được nhiều hội viên thoát nghèo, có vốn để phát triển kinh tế. Mô hình thực hiện theo hình thức thu gom phế liệu, giấy vụn, tiết kiệm tiền chi tiêu hàng ngày...; mỗi ngày, mỗi cán bộ, hội viên, nông dân tích góp 100 đồng và được thu theo từng quý; số tiền thu được Hội Nông dân huyện sẽ hỗ trợ cho các hội viên nghèo, có quyết tâm thoát nghèo vay luân chuyển, không lãi suất trong 1 năm để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Đến nay, số tiền các hội viên đóng góp được trên 127 triệu đồng; đã hỗ trợ được 7 mô hình phát triển kinh tế, gồm: 2 mô hình chăn nuôi bò; 1 mô hình chăn nuôi lợn; 4 mô hình nuôi chim bồ câu. Các mô hình đều phát triển tốt, hiệu quả.

Gia đình anh Sùng Mí Thanh, thôn Khung Nhung, xã Quản Bạ thoát nghèo nhờ nguồn vốn “mô hình 100 đồng”.
Gia đình anh Sùng Mí Thanh, thôn Khung Nhung, xã Quản Bạ thoát nghèo nhờ nguồn vốn “Mô hình 100 đồng”.

Đến thăm gia đình anh Sùng Mí Thanh, thôn Khung Nhung, xã Quản Bạ, là hộ được hỗ trợ 15 triệu đồng từ nguồn quỹ của phong trào từ giữa năm 2017 để mua bò về nuôi. Anh Thanh chia sẻ: Nhờ có nguồn quỹ từ phong trào, gia đình tôi đã nuôi bò để phát triển kinh tế. Đến nay, gia đình đã có 3 con bò và luân chuyển số vốn cho hộ hội viên khác. Gia đình sẽ cố gắng tiếp tục chăn nuôi tốt đàn bò để nâng số lượng cũng như tăng thu nhập cho gia đình... 

“Mỗi lần đi lên nương, đi chợ, hay đi đâu đó, thấy những vỏ chai, sắt vụn hay những đồ phế liệu tôi đều nhặt về để đống góc nhà, cuối tháng mang đi bán cũng được vài chục nghìn, vừa để đóng góp 3 nghìn đồng/tháng theo “mô hình 100 đồng”, vừa có thêm tiền chi tiêu. Tôi thấy việc làm này không chỉ có tiền để đóng góp, mà còn giữ vệ sinh vùng nông thôn sạch đẹp” - anh Vù Sào Păng, thôn Xín Cái, xã Nghĩa Thuận chia sẻ.

“Mô hình 100 đồng” lần đầu tiên được Hội Nông dân các cấp huyện Quản Bạ thực hiện không chỉ góp phần hỗ trợ nguồn vốn, giúp các hội viên thoát nghèo, làm giàu chính đáng mà còn vận động người dân có ý thức dọn dẹp, thu gom phế liệu, tạo cảnh quan môi trường nông thôn luôn sạch đẹp, góp phần tạo động lực cho hội viên tích cực phát triển kinh tế tại địa phương. Đây là mô hình dễ thực hiện và có ý nghĩa thiết thực, do vậy cần được các địa phương khác tìm hiểu để áp dụng và nhân rộng, giúp các hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Bài, ảnh:  VƯƠNG MAI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo động lực cho kinh tế gia trại, trang trại ở Bắc Quang

BHG - Hiện, trên địa bàn huyện Bắc Quang xuất hiện nhiều gia trại, trang trại cho thu nhập từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền huyện đã có những quyết sách quan trọng nhằm tạo bước chuyển đột phá, thúc đẩy kinh tế gia trại, trang trại phát triển. Những năm gần đây, kinh tế gia trại, trang trại trên địa bàn huyện Bắc Quang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn huyện có 46 trang trại lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi lợn, gia cầm.

31/05/2019
Ngành Hải quan góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế biên mậu

BHG - Với phương châm "Chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả"; những năm qua, ngành Hải quan luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) thuận lợi; góp phần phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh.

 

31/05/2019
Khởi nghiệp từ sản xuất tinh dầu dược liệu

BHG - Chúng tôi tới thăm cơ sở sản xuất tinh dầu dược liệu của chị Nguyễn Thị Nhàn, đúng lúc chị đang vận hành máy chế xuất tinh dầu từ cây gừng. Mùi hương tỏa ra khiến mọi mệt nhọc sau quãng đường dài từ thành phố Hà Giang tới thôn Tấn Sà Phìn, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) gần như biến mất. Từ tỉnh Vĩnh Phúc lên Hà Giang lập nghiệp, vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thứ và chị Nguyễn Thị Nhàn từng bước tạo dựng cuộc sống với nghề chế biến chè Shan tuyết. Tiếp đến, năm 2017...

31/05/2019
Hoàng Su Phì chủ động phòng, chống dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp

BHG - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi và sâu keo mùa thu đang diễn biến phức tạp ở một số huyện trong tỉnh; cấp ủy, chính quyền và người dân Hoàng Su Phì đang dốc toàn tâm, toàn lực thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Theo thống kê, huyện Hoàng Su Phì có trên 70.000 con lợn, chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ; tuy vậy, lượng lợn này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thực phẩm của người dân.

30/05/2019