Dùng hàng Việt góp phần phát triển kinh tế đất nước

09:50, 10/05/2019

BHG - Trong những năm qua, với nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất hàng hóa cũng như bảo trợ và quản lý chặt chẽ thị trường hàng hóa ngoại nhập của Đảng và Nhà nước, hàng Việt Nam sản xuất đã chiếm được sự tin dùng của người dân. Đây là kết quả đáng mừng sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên hàng dùng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Người dân xã miền núi Lũng Pù (Mèo Vạc) lựa chọn sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Người dân xã miền núi Lũng Pù (Mèo Vạc) lựa chọn sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Bác Nguyễn Ngọc Kháng, tổ 5, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, người sinh sống ở Hà Giang từ những năm 60 của thế kỷ trước, chính vì vậy hàng tiêu dùng ngoại nhập, đặc biệt là của Trung Quốc sản xuất không chỉ riêng Bác và nhiều người dân khác luôn là lựa chọn đầu tiên. Nếu như trước đây, nhà bác có đến 90% là hàng do Trung Quốc sản suất như: Nồi, xong, chảo, chăn màn, ti vi, tủ lạnh... Nhưng vài năm trở lại đây, đồ dùng sinh hoạt đó được bác Kháng dần thay thế bằng hàng của Việt Nam sản xuất, có chất lượng cao, mẫu mã ưa nhìn và giá cả hợp lý. Bác Kháng cho biết: Hàng Việt Nam bây giờ dùng rất yên tâm, đặc biệt là đồ gia dụng như điều hòa, quạt mát. Các bóng điện thắp sáng trong gia đình cũng được bác thay thế bằng các loại bóng đèn led tiết kiệm điện. Bác Kháng mong muốn các doanh nghiệp, người kinh doanh cần phải có lương tâm, không bán hàng giả, nhái và kém chất lượng; còn người tiêu dùng hãy thông thái lựa chọn hàng Việt để sử dụng.

Điểm bán hàng Việt Nam được Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương Hà Giang xây dựng.
Điểm bán hàng Việt Nam được Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương Hà Giang xây dựng.

Gia đình bác Kháng là điển hình cho sự thay đổi tư duy dùng hàng Việt trong sinh hoạt hằng ngày của nhiều người dân khác trên cả nước nói chung và người Hà Giang nói riêng. Dùng hàng Việt Nam không chỉ tạo việc làm cho người Việt Nam, mà còn góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Để có được sự tin tưởng và thay đổi tập quán mua sắm của người dân trong tỉnh, 10 năm qua Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và khuyến khích người tiêu dùng trong việc ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam. Chương trình Khuyến công quốc gia và địa phương đã hỗ trợ 149 đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, chế biến như chè, mật ong Bạc hà, tinh bột nghệ cho ra các sản phẩm chất lượng và đặc trưng, thế mạnh của tỉnh… Cùng với đó, công tác truyền thông, quảng bá hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt Nam, tôn vinh, biểu dương sản phẩm tiêu biểu được đẩy mạnh thông qua việc đấu tranh, phê phán các hành vi buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng, không kinh doanh các sản phẩm không rõ nguồn gốc; đối với việc tiêu thụ, sử dụng hàng hóa cần dựa trên các sản phẩm, chủng loại, mặt hàng mang nhãn hiệu Việt.

Các phong trào hưởng ứng cuộc vận động được tỉnh ta triển khai rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của tỉnh thông qua các phiên chợ bán hàng Việt, chợ phiên vùng cao, hội chợ thương mại dưới hình thức băng zôn, tờ rơi với nội dung dễ hiểu, phù hợp với phong tục, tập quán và ngôn ngữ của từng khu vực khu dân cư, giúp người dân biết, hiểu về nội dung, ý nghĩa và mục đích của cuộc vận động để hưởng ứng tham gia.

Cùng với công tác tuyên truyền, Ban Chỉ đạo phong trào đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, HTX trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường. Trong đó hỗ trợ xây dựng 13 điểm bán hàng Việt với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam” và “Hàng Việt – Nông sản tỉnh Hà Giang”; tổ chức 75 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, biên giới; lồng ghép các hoạt động hưởng ứng cuộc vận động trong việc tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, quảng bá, trưng bày tại các hội chợ, hội nghị trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về hàng Việt Nam nói chung, đặc biệt là sản phẩm hàng hóa được chế biến trên địa bàn tỉnh. Tổ chức bình chọn 2 năm/lần các sản phẩm, hàng hóa chất lượng, tiêu biểu trong tỉnh để giới thiệu đến người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh như: Cam Sành, mật ong Bạc hà, chè San tuyết để người dân tin dùng.

Có thể nói cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các sản phẩm, thương hiệu trong nước sản xuất đã khẳng định bằng chất lượng, mẫu mã và giá cả nên được người tiêu dùng đón nhận.

Bài, ảnh: LÊ LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế từ trồng rau Ngũ gia bì

BHG - Là mảnh đất có nhiều tiềm năng về phát triển các loại dược liệu quý, những năm gần đây, người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) tích cực trồng nhiều loại cây dược liệu như: Đương quy, Tam thất… Trong đó, có hộ anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, là một trong những hộ đi đầu trong phát triển trồng cây Ngũ gia bì - loại cây đặc sản của địa phương theo hướng hàng hóa.

 

10/05/2019
Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quang Bình và Bắc Quang

BHG - Ngày 9.5, đoàn công tác của Chi cục thú y tỉnh đã có buổi làm việc và kiểm tra công tác phòng, chống bệnh, dịch tả lợn châu phi tại huyện Quang Bình và Bắc Quang. Thời điểm hiện tại, mặc dù trên địa bàn tỉnh ta chưa xuất hiện dịch bệnh nhưng nguy cơ xâm nhập từ các tỉnh lân cận là rất lớn. Trước tình hình đó, Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tại các chốt kiểm dịch động vật xã Vĩ Thượng, Quang Bình và xã Đồng Yên, Vĩnh Tuy của huyện Bắc Quang...

10/05/2019
Trung Thành được mùa dưa hấu

BHG - Nhờ tận dụng các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, trong những năm qua, xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã chuyển đổi những diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Việc đưa cây dưa hấu vào trồng,  đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân. Nhận thấy xã Trung Thành có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với cây dưa hấu, gia đình cô Hoàng Thị Vơ, thôn Đồng đã mạnh dạn chuyển đổi 4 sào lúa sang trồng loại cây này.

09/05/2019
Xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp ở Bắc Mê

BHG - Để đảm bảo cung ứng đủ cây giống trồng rừng kinh tế gắn với phát triển cây dược liệu và phục vụ các chương trình phát triển lâm nghiệp khác trên địa bàn theo Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ huyện Bắc Mê đã triển khai xây dựng vườn ươm cây giống phục vụ trồng rừng. Bắc Mê có diện tích đất lâm nghiệp 72.127 ha, chiếm hơn 84,5% diện tích đất tự nhiên; độ che phủ rừng chiếm 59,2%. 

09/05/2019