Mèo Vạc đẩy mạnh phát triển thôn, xã điển hình kinh tế

10:51, 29/03/2019

BHG - Để nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất cũng như tận dụng được tiềm năng, lợi thế của địa phương; huyện Mèo Vạc đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch xã, thôn điển hình phát triển kinh tế gắn với mỗi xã một sản phẩm.

Huyện Mèo Vạc chọn 3 xã, gồm: Tát Ngà, Niêm Sơn, Niêm Tòng và 19 thôn điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với mỗi xã một sản phẩm. Với mục tiêu đến cuối năm 2019, 3 xã và 19 thôn sẽ đạt từ 6/10 tiêu chí, gồm: Thu nhập; hộ nghèo; hình thức tổ chức sản xuất; liên kết sản xuất; sản phẩm đặc thù và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các tiêu chí còn lại, gồm: Cánh đồng mẫu; dồn điền đổi thửa; quỹ phát triển cộng đồng xã, thôn; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (không áp dụng do không giao chỉ tiêu đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn). Tính đến thời điểm hiện tại, cả 3 xã đều đạt 5/6 tiêu chí; 19/19 thôn đạt các tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, sản phẩm đặc thù và tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà điển hình phát triển kinh tế.
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà điển hình phát triển kinh tế.

Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, cho biết: Nhằm triển khai, thực hiện hiệu quả kế hoạch, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành phối hợp với xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận các nguồn vốn vay từ Nghị quyết 209, 86 của HĐND tỉnh và Nghị quyết 07 của BCH Đảng bộ huyện để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa với quy mô gia trại; đẩy mạnh sản xuất, thâm canh, tăng vụ nhằm nâng cao thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác. Hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế... Đồng thời, hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác đã thành lập; thành lập mới và hình thành các mô hình liên kết với người dân từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tổ chức tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây trồng gắn với sản xuất 5 cùng…

Thực tiễn cho thấy, trong 2 năm thực hiện kế hoạch xã, thôn điển hình phát triển kinh tế gắn với mỗi xã sản phẩm; xã Tát Ngà đã thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp và du lịch thôn Tát Ngà. Cùng với đó, người dân được hỗ trợ vay vốn từ Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh với số tiền giải ngân 3.180 triệu đồng. Trong đó, vốn vay chăn nuôi trâu, bò 2.860 triệu đồng với 143 con; nuôi ong 300 triệu đồng; vay làm chuồng trại 70 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân của xã đã đạt 18 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, xã đã tập trung tuyên tuyền cho nhân dân đưa các loại giống cây có năng suất, chất lượng cao vào trồng thâm canh, như: Gạo Khẩu mang, rau vụ Đông…  nhằm nâng giá trị sản phẩm/ha đất canh tác đạt 40,47 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 57,93%, đến hết năm 2018 còn 50,36%; giảm được 7,57% và xã đã có gạo Khẩu mang là sản phẩm đặc trưng.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng về kế hoạch xã, thôn điển hình phát triển kinh tế gắn với mỗi xã một sản phẩm đã có những kết quả đáng khích lệ, xong vẫn còn nhiều khó khăn, như: Những mô hình thực hiện đạt hiệu quả chưa được nhân rộng, nhân dân chưa mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn của nhà nước. Các sản phẩm truyền thống tại các làng nghề của huyện sản lượng còn thấp, khả năng thương mại hoá chưa cao và khó tiêu thụ; chất lượng sản phẩm không ổn định; việc liên kết sản xuất và tìm đầu ra các sản phẩm truyền thống chưa bền vững; cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp phần phát triển sản xuất chủ yếu tập trung cho hộ nghèo, trong khi đó, đa số hộ nghèo đều thiếu đất sản xuất, thiếu lao động nên khó thực hiện...

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Tiếp lửa" cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp

BHG - Chiếm trên 50% tổng số thanh niên toàn tỉnh, thanh niên nông thôn được xác định là lực lượng lòng cốt, đi đầu cho những chương trình khởi nghiệp (KN) tại địa phương. Với các lợi thế, như: Là người bản địa, có diện tích đất, sức khỏe và sự nhiệt tình..., đây được xem là đối tượng để xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

29/03/2019
Chung tay bảo vệ bền vững tài nguyên nước

BHG -  "Nước được ví như máu của sự sống, là "vàng trắng" Quốc gia. Ở tỉnh ta, nguồn tài nguyên nước (TNN) dồi dào nhưng phân bố không đồng đều; đặc biệt, nguồn tài nguyên này không thể vô tận nếu việc khai thác, sử dụng không đi liền với quản lý, bảo vệ bền vững" – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hoàng Văn Nhu chia sẻ.

29/03/2019
Ngành Ngân hàng góp phần đẩy lùi "tín dụng đen"

BHG - "Tín dụng đen" là tín dụng phi chính thức, hoạt động tín dụng dân sự không qua hệ thống ngân hàng hay tổ chức tín dụng chính thức; không đăng ký kinh doanh; chưa được cấp phép hoạt động và không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước. Vừa qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ tự tử có liên quan đến "tín dụng đen" khiến dư luận bất bình. Cơ quan Công an đã khởi tố nhiều vụ án liên quan đến các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự, cố ý gây thương tích…

29/03/2019
Diện mạo mới Bản Luốc

BHG - Là xã vùng sâu của huyện Hoàng Su Phì, điều kiện KT – XH còn nhiều khó khăn; những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Bản Luốc đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng Nông thôn mới (NTM); nhờ đó, bộ mặt nông thôn của xã có nhiều khởi sắc.

 

28/03/2019