Đảng viên Nguyễn Văn Dũng vươn lên từ trồng rừng kinh tế

10:49, 21/03/2019

BHG - Những năm gần đây, trên địa bàn xã Yên Định (Bắc Mê), phong trào trồng rừng kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nhiều đảng viên và nhân dân đã tận dụng lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và làm giàu. Có thể kể đến gương làm giàu từ trồng rừng kinh tế của đảng viên Nguyễn Văn Dũng, thôn Bản Bó.

Anh Nguyễn Văn Dũng chăm sóc rừng keo lai của gia đình.
Anh Nguyễn Văn Dũng chăm sóc rừng keo lai của gia đình.

Sinh năm 1983, sau quá trình nỗ lực học tập và rèn luyện; năm 2009, anh Dũng vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham gia công tác xã hội với vai trò cán bộ không chuyên trách của xã, anh Dũng luôn nhiệt tình, năng nổ vận động bà con tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa... Năm 2010, anh và gia đình bắt đầu phát triển kinh tế rừng với 12,5 ha keo lai. Anh Dũng chia sẻ: Được Nhà nước tạo điều kiện giao đất rừng và hỗ trợ cây giống từ Dự án 661; gia đình đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 30 triệu đồng để thuê nhân công phát cỏ và trồng rừng. Sau 9 năm đầu tư, hiện gia đình đang chăm sóc hơn 30 vạn cây keo lai và nâng diện tích rừng lên trên 20 ha.

Để có được kết quả như ngày hôm nay, anh Dũng cùng gia đình phải trải qua rất nhiều khó khăn; từ nguồn vốn đến kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng. Anh cho biết, vào thời điểm năm 2010, khi bắt đầu trồng rừng, nhiều người thân và bạn bè đều lo cho anh; bởi khi đó do chưa có đầu ra cho sản phẩm. Nhưng anh vẫn kiên trì trồng và phát triển tốt vườn rừng của mình. Vụ thu hoạch đầu tiên, vườn rừng của anh đã cho thu trên 300 triệu đồng; qua đó, anh càng có thêm quyết tâm để phát triển mô hình trồng rừng kinh tế. Đến nay, sau 10 năm trồng rừng kinh tế, anh đã cơ bản trả xong nợ cho ngân hàng và còn có vốn để đầu tư vào sản xuất. Anh Dũng chia sẻ thêm: Bên cạnh trồng rừng, gia đình còn mở xưởng gỗ bóc để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cũng như thu mua, chế biến gỗ của bà con trong khu vực.

Ông Nguyễn Đức Thủy, Chủ tịch UBND xã Yên Định, cho biết: Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa; điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng rừng; nên diện tích rừng trên địa bàn xã phát triển rất tốt, độ che phủ rừng đạt gần 70%. Những năm gần đây, nhiều đảng viên và nhân dân đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng và cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có thể kể đến tấm gương của đảng viên Nguyễn Văn Dũng; anh đã phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của người đảng viên, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm để đạt được kết quả ngày hôm nay...

Từ tấm gương anh Nguyễn Văn Dũng, nhiều cá nhân và gia đình trong xã cũng đã vươn lên từ trồng rừng kinh tế với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Qua đó, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung và phát triển rừng của xã nói riêng. Bà con nhân dân trong xã đều có ý thức bảo vệ và phát triển rừng; các thôn, bản đều xây dựng và thực hiện tốt hương ước chống thả rông gia súc, cấm đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

Bài, ảnh:  ĐẠI TÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiều biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Mèo Vạc

BHG - Nhằm ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, các cơ quan chức năng và người dân huyện Mèo Vạc đang tích cực triển khai nhiều biện pháp. Huyện Mèo Vạc hiện có hàng nghìn hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn trên 33.000 con. Do địa hình hiểm trở, đường biên giới kéo dài, nhiều đường tiểu ngạch nên kiểm soát vận chuyển, tiêu thu lợn gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực 3 xã biên giới Sơn Vĩ, Xín Cái, Thượng Phùng. Xác định dịch tả lợn châu Phi có khả năng lây lan nhanh...

21/03/2019
Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc cơ hội liên kết các vùng kinh tế

BHG - Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong đó có Hà Giang. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho sự liên kết phát triển của nhiều địa phương. Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn có tổng mức đầu tư 190,34 triệu USD, trong đó: Vốn vay ưu đãi của ADB 150 triệu USD...

21/03/2019
Vị Xuyên mở rộng diện tích lúa thuần chất lượng cao J02

BHG - Từ năm 2018, huyện Vị Xuyên đã đưa giống lúa J02 vào trồng thí điểm ở một số xã trên địa bàn huyên và đạt kết quả thu hoạch hết sức khả quan. Đây là giống lúa cảm ôn nên gieo trồng được cả 2 vụ, vụ Xuân và vụ Mùa. Lúa có đặc điểm cứng cây, chống đổ, chịu rét, chịu thâm canh, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt… Năng suất trung bình đạt 65 – 75 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 80 tạ/ha.

 

20/03/2019
Những cánh đồng "không nghỉ" Bắc Quang

BHG - Bắc Quang là huyện "cửa ngõ" của tỉnh, không chỉ được mệnh danh là xứ sở cây ăn quả có múi với những vườn cam, quýt chĩu quả, mà nơi đây còn được biết đến với những cánh đồng "không nghỉ". Bởi trên 1 diện tích đất canh tác, người dân đã áp dụng tối đa khoa học kỹ thuật để tăng hệ số sử dụng đất. Qua đó, năm 2018, giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất trồng cây hàng năm đạt 70,15 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 7,6 triệu đồng/ha so với năm 2017.

 

20/03/2019