Xây dựng chuỗi giá trị - hướng đi bền vững cho hàng nông sản

09:52, 18/01/2019

BHG - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, từng bước định giá thương hiệu sản phẩm, khẳng định vị thế trên thị trường là hướng đi bền vững và tất yếu của nông sản hiện nay, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập.

Anh Lục Văn Việt, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) chăm sóc vườn cam Sành.
Anh Lục Văn Việt, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) chăm sóc vườn cam Sành.

Thực tế trước đây cho thấy, phần lớn nông sản của tỉnh sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún, khó xây dựng thương hiệu, nhãn mác và thị trường tiêu thụ khiến giá bán thấp, không ổn định; tình trạng “được mùa, mất giá” vẫn tái diễn; cuộc sống người nông dân vô cùng bấp bênh. Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch đầu tư chiến lược 8 chuỗi giá trị tiềm năng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, gồm: Kế hoạch đầu tư chiến lược chuỗi giá trị Thảo quả, gỗ, cam, ong, chè, trâu, bò, lợn thịt hàng hóa và lạc hàng hóa.

Thực hiện các chuỗi giá trị, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa, các sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế như: Mở rộng diện tích, tăng năng suất và chất lượng; đầu tư sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm; nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức, thông tin thị trường; tăng cường nguồn vốn cho các tác nhân trong chuỗi giá trị; mở rộng liên kết; rút ngắn kênh phân phối sản phẩm; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại… Qua đó, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng; hệ thống giao thông vùng quy hoạch sản xuất được đầu tư; người dân được tập huấn kỹ thuật, nâng cao trình độ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; thành lập và thu hút nhiều tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa được thực thi hiệu quả.

Sau 2 năm thực hiện chuỗi giá trị cam, có 18/29 hoạt động được triển khai; hiệu quả các hoạt động đạt từ 30 – 90% kế hoạch. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 9 nghìn ha cam; trong đó, diện tích cho thu hoạch trên 3.365 ha; niên vụ 2017 - 2018 sản lượng đạt khoảng 40 nghìn tấn. UBND tỉnh chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến, giới thiệu, quảng bá sản phẩm cam; thành lập 59 tổ sản xuất, HTX sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng Chỉ dẫn địa lý sản phẩm cam Sành; quản lý sản phẩm theo tem điện tử truy xuất nguồn gốc.

Đối với chuỗi giá trị chè, toàn tỉnh hiện có trên 20.600 ha; trong đó, diện tích cho sản phẩm trên 18.200 ha; năng suất đạt trên 37 tạ/ha; tỉnh tập trung sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP. Đến nay, có trên 7.150 ha chè được cấp Chứng nhận GAP và VietGAP. Đặc biệt, sản phẩm chè Shan tuyết thuộc các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Chỉ dẫn địa lý “Chè Shan tuyết Hà Giang”.

Bên cạnh đó, các chuỗi giá trị trâu, bò, ong cũng đạt nhiều kết quả quan trọng: Tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh hiện có trên 283 nghìn con; phát triển trên 370 gia trại, trang trại; toàn tỉnh có trên 43 nghìn tổ ong; có trên 50 nhóm sở thích, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm mật ong Bạc hà. Trong đó, một số doanh nghiệp, HTX hoạt động hiệu quả, có thị trường tiêu thụ, như: HTX Tuấn Dũng (Mèo Vạc), HTX Thành Đô và Công ty TNHH Trường Anh (Đồng Văn). Sản phẩm mật ong Bạc hà được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, có tem truy xuất nguồn gốc.

Có thể khẳng định, triển khai thực hiện chuỗi giá trị, nông sản địa phương đã có “bệ đỡ” bền vững. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí thực hiện các chuỗi giá trị lớn, trong khi ngân sách còn hạn chế; nhiều địa phương và người dân chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của chuỗi giá trị; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khó khăn… nên các hoạt động trong chuỗi giá trị chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Hiện nay, với nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký kết, thực thi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nông sản địa phương có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, với các tiêu chuẩn khắt khe về độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mẫu mã… cũng đặt nông sản tỉnh nhà trước nguy cơ phải “đứng ngoài cuộc”. Như vậy, chỉ khi thực hiện thành công chuỗi giá trị, nông sản mới có thể phát triển bền vững.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố xã Xín Mần đạt chuẩn Nông thôn mới

BHG - Chiều 17.1, UBND huyện Xín Mần đã tổ chức Lễ công bố xã Xín Mần đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2018. Dự buổi Lễ có đại diện các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy; Văn phòng điều phối NTM tỉnh; lãnh đạo huyện Xín Mần; các phòng, ban chuyên môn của huyện; các đơn vị lực lượng vũ trang cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã Xín Mần. Xín Mần là xã biên giới của huyện Xín Mần có 5 thôn, 295 hộ dân với 7 dân tộc cùng chung sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, trong những năm qua...

18/01/2019
Cam Sành Vị Xuyên vào vụ

BHG - Những ngày này, dạo bước trong vườn cam chín mọng tại các xã Trung Thành, Việt Lâm (Vị Xuyên); thưởng thức những quả cam ngon, ngọt đậm vị được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cảm nhận niềm vui được mùa và lắng nghe "tiếng lòng" của người trồng cam nơi đây mới hiểu giá trị của thứ quả đặc sản này. HTX sản xuất Nông, lâm nghiệp Minh Thành (HTX Minh Thành), thôn Minh Thành, xã Trung Thành là một trong 2 HTX... 

17/01/2019
Công viên địa chất góp phần thay đổi cuộc sống người dân

BHG - Thời điểm khoảng 10 năm về trước, nói đến Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn là nói đến vùng đất vô cùng khắc nghiệt và khó khăn. 4 huyện Vùng CNĐ, gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ thuộc diện nghèo nhất nước. Năm 2010, CNĐ Đồng Văn trở thành thành viên Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC), đây là khởi đầu cho sự phát triển mới của vùng.

 

17/01/2019
Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương: "Cầu nối" cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn

BHG - Là địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đây là điệu kiện rất thuận lợi để phát triển thành hàng hóa. Nắm bắt được sự quan trọng đó, năm 2018 Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương (KC - XTCT) đã xây dựng kế hoạch, tham mưu với Sở Công thương và UBND tỉnh các đề án khuyến công hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX nâng cấp, mua sắm các dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh. 

17/01/2019