Đồng Văn với mục tiêu giảm nghèo bền vững

08:42, 08/01/2019

BHG - Xác định giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên số một,  Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn đã, đang xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu cụ thể với các giải pháp, cách thức triển khai đồng, hỗ trợ người dân tăng gia sản xuất, đầu tư mở rộng kinh doanh, đảm bảo có nguồn thu nhập khá, tạo chuyển biến tích cực trên con đường giảm nghèo nhanh, bền vững.

Người dân thôn Sảng Tủng B, xã Sảng Tủng (Đồng Văn) có thu nhập ổn định nhờ trồng rau trái vụ.
Người dân thôn Sảng Tủng B, xã Sảng Tủng (Đồng Văn) có thu nhập ổn định nhờ trồng rau trái vụ.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến vùng đặc biệt khó khăn, cùng đó tỉnh ta đã cụ thể hóa và ban hành nhiều chính sách, dự án, trong đó tập trung vào 3 nhóm: Nhóm chính sách và dự án tạo điều kiện phát triển sản xuất cho hộ nghèo; nhóm chính sách giúp các hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội; nhóm chính sách và hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực giảm nghèo. Ngoài ra, còn mở rộng thêm nhóm đối tượng mới thoát nghèo được tiếp tục ưu tiên thực hiện chính sách hỗ trợ. Từ đó đến nay, các chính sách, dự án đã đem lại hiệu quả rõ rệt đối với các huyện vùng cao của tỉnh nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng.

Đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, huyện xác định lấy nông nghiệp, dịch vụ - du lịch làm trọng tâm, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa tăng thu nhập cho người dân. Từ nhận thức đó, huyện đã vận dung linh hoạt các cơ chế, ưu tiên phát triển 4 con (bò, dê, lợn, ong) và chính sách hỗ trợ của tỉnh như Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh. Đến tháng 12.2018, huyện Đồng Văn có 121.560 con gia súc; 501 nghìn con gia cầm; phát triển đàn ong nội lên tới trên 12 nghìn đàn. Cùng đó, huyện triển khai quyết liệt công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò; ủ chua thức ăn cho gia súc và trở thành điểm sáng về áp dụng khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi; thực hiện hiệu quả Đề án phát triển cây Lê, rau trái vụ.

 Đặc biệt, huyện Đồng Văn đã tập trung khuyến khích phát triển, nhận rộng các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, qua đó quy mô và phạm vi đầu tư sản xuất, kinh doanh ngày một mở rộng, có sự đổi mới trang thiết bị, tập trung vào chế biến sâu các mặt hàng nông sản, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, tạo đột phá trong việc liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhiều HTX đã chú trọng việc sản xuất theo hướng an toàn, xây dựng thành công thương hiệu, nhãn mác sản phẩm, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ khu vực nông thôn.

Nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa phương, huyện Đồng Văn đã ban hành nghị quyết chuyên đề phát triển lĩnh vực thương mại - du lịch, có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như làm thủ tục cho các thành phần kinh tế thuê đất xây dựng cơ sở cơ sở hạ tầng; áp dụng chính sách ưu đãi về phát triển du lịch, dịch vụ miền núi. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đến đầu tư phát triển du lịch với tổng số tiền trên 186 tỷ đồng; đến cuối năm 2018, toàn huyện có 47 khách sạn, nhà nghỉ, 211 nhà khách và nhà lưu trú homstay với tổng số trên 1.100 phòng, 2.300 giường ngủ; 43 nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch. Trung bình mỗi năm, huyện Đồng Văn đón trên 300 nghìn lượt khách; doanh thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú đạt 158,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng kỷ lục, đạt 456 tỷ đồng, tăng 137% so với năm 2015. Điều đáng nói, trong quá trình phát triển nông nghiệp, thương mại - du lịch, huyện Đồng Văn đã xây dựng được 32 sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương; thành lập, củng cố các làng nghề truyền thống mang lại thu nhập khá cho người dân.

Bên cạnh đó, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; đào tạo, giải quyết việc làm; hỗ trợ gạo cho các hộ dân khoanh nuôi, bảo vệ rừng… Trung bình mỗi năm huyện Đồng Văn giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6 - 9%; đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 48,16%.

Bằng sự nỗ lực, cách triển khai đồng bộ, tập trung khai thác những lĩnh vực thế mạnh, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đồng Văn có sự chuyển biến mạnh mẽ; đây sẽ là tiền đề để huyện xác định và thực hiện mục tiêu giảm nghèo cho giai đoạn tiếp theo.

      Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông nghiệp Hà Giang hội nhập kinh tế quốc tế

BHG – Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhân dịp đầu năm mới 2019, phóng viên (P/v) Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/c) Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2018 – 2020.

31/12/2018
"Nền móng" vững chắc tái cơ cấu kinh tế

BHG - Tái cơ cấu kinh tế được tỉnh đặc biệt quan tâm và coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay. Từ quyết tâm của tỉnh đến các sở, ngành, huyện, thành phố và cán bộ, đảng viên, những "viên gạch" đầu tiên đặt "nền móng" cho cuộc cách mạng cơ cấu lại nền kinh tế đã và đang được xây dựng vững chắc. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn từng chia sẻ: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vào năm 2020...

31/12/2018
Diễn đàn Xúc tiến phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

BHG - Vừa qua, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức diễn đàn Xúc tiến phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh ta nhằm định hướng cho nhà sản xuất phát triển sản phẩm.

29/12/2018
Xã Đường Hồng chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc

BHG - Trước các đợt không khí lạnh tràn về liên tiếp, xã Đường Hồng (Bắc Mê) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp; đồng thời chỉ đạo cán bộ khuyến nông, thú y xã và thôn, bản chú trọng phòng, chống đói, rét (PCĐR) cho đàn vật nuôi. Là một trong những địa phương có đàn gia súc phát triển mạnh, những năm gần đây, chính quyền xã luôn chú trọng đến việc bảo vệ đàn gia súc, nhất là trong mùa Đông. Hiện, toàn xã có tổng đàn trâu là 1.398 con...

08/01/2019