Nâng cao chất lượng cuộc sống - yếu tố bền vững trong xây dựng Nông thôn mới

08:51, 27/12/2018

BHG - Có thể nói, điểm nổi bật trong những năm qua của huyện Bắc Mê chính là việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia trong xây dựng Nông thôn mới (NTM). Diện mạo của NTM đã len lỏi, vào từng nhà dân, thông qua những chương trình, kế hoạch của huyện và đã tạo nên phong trào lan rộng trên địa bàn. Qua đó, đã tạo ra bức tranh sống động tại vùng đất phía Đông của tỉnh.

Ngày thứ 7 ra quân tình nguyện làm đường Nông thôn mới tại xã Yên Định, Bắc Mê.
Ngày thứ 7 ra quân tình nguyện làm đường Nông thôn mới tại xã Yên Định, Bắc Mê.

Nói về “chìa khóa” giúp thành công trong xây dựng NTM những năm qua của huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện, Ấu Quốc Công, cho biết: “Để hoàn thành các tiêu chí về giảm nghèo và thu nhập, huyện đã giao cho các xã và phòng chuyên môn rà soát danh sách, xác định nguyên nhân nghèo do thu nhập, thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản, như: Nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà tạm, bể nước, ti vi,... để phân công các cơ quan, đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp phụ trách thống nhất giải pháp thoát nghèo cho từng hộ. Chỉ đạo hỗ trợ, tạo việc làm thông qua việc giới thiệu, tạo điều kiện cho lao động đi xuất khẩu ngoại tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập thông qua các nguồn hỗ trơ từ Nghị quyết 209, Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh; phát triển gia trại, thu hút đầu các doanh nghiệp để tạo việc làm tại chỗ; ưu tiên các nguồn lực đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa; huy động sự vào cuộc, tạo đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân trong xây dựng NTM...”.

Từ những chủ trương đó, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình Đầu tư tái thu hồi, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác và thực hiện các chính sách về hỗ trợ sản xuất… Duy trì 21 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với trên 165 xã viên; tư vấn, giới thiệu 325 lao động đi làm việc tại các tỉnh bạn và xuất khẩu lao động sang Malaysia. Triển khai thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2018 với mô hình chăn nuôi bò sinh sản theo hình thức đầu tư có thu hồi tại các xã: Yên Định, Yên Phong, với nguồn vốn 642 triệu đồng; tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thu hút hàng trăm học viên.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân còn được thể hiện qua việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống với 30 công trình, đường giao thông nông thôn dài 33.617,7 m; làm mới 4 công trình điện; duy tu, sửa chữa 1 công trình nhà làm việc 2 tầng UBND xã Yên Phong, 2 công trình cầu treo tại xã Yên Cường; 2 công trình Nhà Văn hóa thôn xã Yên Định, làm mới 1 công trình chợ liên xã Yên Phong - Phú Nam; triển khai phương án “Quy tụ các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn về sống tập trung tại các thôn, bản gắn với xây dựng NTM. Hiện, đã thực hiện tại 13/13 xã và hoàn thành di chuyển ổn định cho 55 hộ dân.

Qua triển khai thực hiện Chương trình NTM trên địa bàn huyện đã thu được những con số đáng ghi nhận, như: Năm 2018, thu nhập bình quân của huyện đạt 22,6 triệu đồng/người tăng 7,7 triệu đồng so với nhiệm kỳ 2010 - 2015; bình quân lương thực đạt 566,6 kg/người; tỷ lệ hộ nghèo 31,56% giảm 3,86% so với năm 2017; có 110 hộ dân láng bó nền nhà, làm mới được 161 nhà tắm, 186 nhà vệ sinh, 114 bể nước các loại và cứng hóa, di dời được 552 chuồng trại gia súc ra xa nhà; giúp 350 hộ thoát nghèo tại 3 xã: Yên Định, Yên Phong, Minh Ngọc.

Từ những chủ trương, hướng đi đúng đắn, việc xây dựng NTM tại Bắc Mê đã giúp nhiều hộ nghèo có cuộc sống ổn định. Những chính sách mở, chương trình hỗ trợ tạo thành điểm tựa và động lực để các hộ vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay, Bắc Mê đã có 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là: Minh Ngọc, Yên Định, Yên Phong; các xã còn lại đều đạt từ 7 tiêu chí trở lên... Đây là thành quả không hề nhỏ trong xây dựng NTM thời gian qua ở huyện Bắc Mê.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Niềm vui cho người trồng dong giềng xã Nà Khương

BHG - Nhận thấy cây dong giềng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; dễ trồng, chăm sóc và có giá trị kinh tế cao… Đảng ủy, chính quyền xã Nà Khương (Quang Bình) đã chủ động liên kết ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân,… Từ đó, người dân thấy được lợi ích nên đã mở rộng diện tích phát triển cây dong giềng; góp phần nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

27/12/2018
Mở rộng thị trường tiêu thụ cam Sành

BHG - Có 8 hợp đồng, biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm cam Sành được ký kết tại Hội nghị kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam Sành và các đặc sản Hà Giang niên vụ 2018 – 2019 diễn ra tại Hà Nội (từ 19 - 25.12.2018). Tín hiệu vui này góp phần mở rộng cánh cửa thị trường tiêu thụ sản phẩm cam Sành, giúp người trồng cam yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuần lễ quảng bá cam Sành Hà Giang, quýt Bắc Kạn đang diễn ra tại Hà Nội đã tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với người tiêu dùng Thủ đô. Rất đông doanh nghiệp, người dân đến tham quan, tìm hiểu, mua sản phẩm và đánh giá cao chất lượng, hương vị cam Sành.

 

26/12/2018
Phát huy hiệu quả Chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp

BHG - Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh ta đã có 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý  (CDĐL) gồm: Chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, cam Sành và hồng Không hạt Quản Bạ. Việc được cấp CDĐL là sự khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm, cũng là sự bảo hộ của các cơ quan chức năng trước các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín sản phẩm của tỉnh.

 

26/12/2018
Công ty Điện lực Hà Giang tri ân khách hàng - Cụ thể hóa thực hiện Văn hóa Doanh nghiệp

BHG - Công ty Điện lực Hà Giang trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh. Hiện Công ty đang quản lý trên 5.735 km đường dây; trong đó có trên 2.792 km đường dây trung thế, trên 2.943 km đường dây hạ thế; 1.579 trạm biến áp, với tổng dung lượng 283.413 kVA. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của CBCNV ngành Điện Hà Giang, đến nay đã có 195/195 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, với 87,3% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Để có được những kết quả đó...

26/12/2018