Khởi sắc từ Chương trình CPRP ở huyện Bắc Quang

08:29, 11/12/2018

BHG - Đầu tư phát triển hàng hóa phù hợp với người nghèo là một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh. Thực hiện hợp phần này, nhiều chuỗi giá trị bắt nguồn từ cây, con thế mạnh tại 4 xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Quang, gồm: Tân Lập, Thượng Bình, Đức Xuân và Đồng Tiến được hình thành. Qua đó, từng bước tạo nên những chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH tại địa phương.

Sản phẩm chè Shan tuyết trưng bày tại Không gian thưởng trà, giới thiệu sản phẩm nông sản thuộc Chương trình CPRP (đầu tháng 12 vừa qua) thu hút nhiều người tham quan, chọn mua.
Sản phẩm chè Shan tuyết trưng bày tại Không gian thưởng trà, giới thiệu sản phẩm nông sản thuộc Chương trình CPRP (đầu tháng 12 vừa qua) thu hút nhiều người tham quan, chọn mua.

Thực hiện Chương trình CPRP, từ năm 2015 đến nay, tại xã Tân Lập đã và đang hình thành chuỗi giá trị chè Shan tuyết, chăn nuôi lợn đen; xã Thượng Bình, Đồng Tiến xây dựng được chuỗi giá trị gỗ keo, chăn nuôi dê hàng hóa. Đồng thời, chuỗi giá trị chăn nuôi trâu, lợn đen được hình thành tại xã Đức Xuân. Chị Phan Hồng Diệu, cán bộ chuyên trách CPRP xã Tân Lập cho biết: Chè Shan tuyết là cây kinh tế quan trọng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã qua nhiều thế hệ. Hiện nay, toàn xã có gần 394 ha chè Shan tuyết đang cho thu hoạch trên tổng diện tích 451,49 ha chè với sản lượng đạt trên 1.200 tấn/năm. Thực hiện Chương trình CPRP, xã đã “Xây dựng kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị chè Shan tuyết”. Trên cơ sở đó, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng tới dòng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ, đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp người dân tăng thu nhập. Đây là “cầu nối” giữa nhà cung cấp dịch vụ đầu vào với người sản xuất, thu mua, chế biến, người bán hàng và tới tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Để thực hiện kế hoạch trên, 8 Nhóm đồng sở thích (CIG) trồng chè tại 8 thôn của xã Tân Lập được thành lập. Các Nhóm CIG được cơ quan chuyên môn tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản đến cách xây dựng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, hộ kinh doanh chè Shan tuyết trong và ngoài xã. Đi liền với hoạt động của Nhóm CIG, Hợp tác công – tư (P-PC) giữa Chương trình CPRP với hộ kinh doanh chè Shan tuyết Nguyễn Đức Kim, thôn Chu Thượng được thành lập. Với nguồn vốn vay trên 400 triệu đồng từ Cộng tác P-PC, giúp ông Kim đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất, phát triển danh trà Shan tuyết Cổng trời 1. Không những vậy, cơ sở của ông còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và trở thành địa chỉ thu mua chè uy tín cho người dân trong và ngoài xã…

Tương tự chuỗi giá trị chè Shan tuyết của xã Tân Lập, tại xã Thượng Bình, chuỗi giá trị gỗ keo được hình thành trên cơ sở là cây trồng chủ lực của địa phương, đã cho người dân thu nhập từ 1 – 1,2 triệu đồng/m3 gỗ. Để góp phần tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, Hợp tác P-PC với hộ kinh doanh chế biến gỗ Lê Văn Bảy, xã Kim Ngọc (Bắc Quang) được thành lập. Hộ ông Bảy đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với 3 Nhóm CIG trồng keo và 185 hộ dân trên địa bàn các xã: Thượng Bình, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Đồng Tiến với sản lượng thu mua hàng nghìn m3 gỗ các loại…

Cùng với kết quả trên, tại xã Đức Xuân, Chương trình CPRP có quy mô thực hiện tại 8/8 thôn với 505 hộ hưởng lợi. Nhiều hoạt động chính của Chương trình CPRP được thực hiện, như: Xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị cấp xã; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã, Ban Quản lý phát triển thôn; xây dựng Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH (MoSEDP) cấp xã; đồng tài trợ cạnh tranh cho các Nhóm CIG và hỗ trợ vốn vay cho các Nhóm Tiết kiệm tín dụng... Trên cơ sở đó, nâng cao thu nhập và giảm mức độ dễ bị tổn thương cho hộ nghèo nông thôn trên địa bàn xã Đức Xuân một cách bền vững. Nổi bật trong đó, Nhóm CIG trồng su su đã cho thu hoạch quả và bán ra thị trường. Mô hình trồng thử nghiệm 3 ha giống lạc siêu củ L14 tại 2 thôn Xuân Minh và Phiêng Phày thu hút 25 hộ dân tham gia, đạt kết quả khả quan; năng suất lạc L14 đạt 90 tạ/ha, cao hơn nhiều so với giống lạc địa phương. Đặc biệt, chuỗi giá trị trâu và lợn đen tại xã Đức Xuân được hình thành. Đi liền với đó là hoạt động của 7 Nhóm CIG. Các nhóm này được hỗ trợ gần 660 triệu đồng từ Chương trình CPRP để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong phát triển chuỗi giá trị và nâng cao thu nhập – anh Bế Xuân Chang, cán bộ chuyên trách CPRP xã Đức Xuân cho biết...

Thực tế cho thấy, sau 4 năm thực hiện (2015 – 2018) Hợp phần Đầu tư phát triển hàng hóa phù hợp với người nghèo, Chương trình CPRP đã và đang tạo nên những dấu ấn mang ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn sâu sắc tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Quang. Từ đó, tiếp thêm phương thức, đồng hành cùng người dân trên lộ trình thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ra mắt HTX Dân quân trồng rừng xã Tân Bắc

BHG - Sáng 9.12, HTX Dân quân trồng rừng xã Tân Bắc huyện Quang Bình đã tổ chức lễ ra mắt. Dự buổi lễ có đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo huyện Quang Bình… Với số vốn điều lệ 750 triệu đồng, trụ sở chính đóng tại thôn Nặm Sú, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình HTX Dân quân trồng rừng Tân Bắc được thành lập với 9 thành viên, là các dân quân đang sinh sống và công tác trên địa bàn xã Tân bắc. HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ chất lượng cao…. 

10/12/2018
Thành phố Hà Giang: Tập huấn khởi nghiệp cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân

BHG - Ngày 7.12, Ban chỉ đạo Chương trình Khởi nghiệp thành phố Hà Giang phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức lớp tập huấn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân. 

07/12/2018
Hội nghị thẩm định, xét công nhận 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới

BHG - Chiều 7.12, Hội đồng thẩm định Nông thôn mới (NTM) của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định, xét công nhận 3 xã gồm: Kim Thạch, Linh Hồ (Vị Xuyên), Quản Bạ (Quản Bạ) đạt chuẩn NTM. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định NTM chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành thành viên Hội đồng thẩm định; lãnh đạo huyện Quản Bạ, Vị Xuyên và 3 xã được thẩm định.

07/12/2018
Giai đoạn 2016 – 2018, toàn tỉnh giảm trên 22.500 hộ nghèo

BHG - Theo báo cáo của tỉnh, trong giai đoạn 2016 – 2018, toàn tỉnh đã giảm trên 22.581 hộ nghèo. Cụ thể, năm 2016 giảm 7.016 hộ, năm 2017 giảm 6.869 hộ và đến 21.11.2018 toàn tỉnh đã giảm được 8.696 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% (số liệu đầu năm 2016 tính theo tiêu chí nghèo đa chiều mới) xuống còn 28,75%, trung bình giảm gần 5%/năm. Ước đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 20,45% vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (22,6%).

07/12/2018