Quang Bình nâng tầm vóc đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

07:57, 09/11/2018

Năm 2017, chăn nuôi của huyện Quang Bình đạt 35,6% giá trị sản xuất nông nghiệp; cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm tại địa phương. Trong đó, con trâu được xác định là cơ nghiệp chính thúc đẩy kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Để nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn trâu, UBND huyện đã ban hành kế hoạch về cải tạo giống trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) và lựa chọn làm điểm tại xã Bằng Lang.

Gia đình ông Lương Văn Thuận, thôn Hạ, xã Bằng Lang chăm sóc trâu mẹ và nghé lai Murrah được sinh ra bằng phương pháp TTNT.
Gia đình ông Lương Văn Thuận, thôn Hạ, xã Bằng Lang chăm sóc trâu mẹ và nghé lai Murrah được sinh ra bằng phương pháp TTNT.

Từ cuối tháng 6.2017, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện triển khai thực bình tuyển trâu cái sinh sản tại thôn Hạ và thôn Hạ Thành với số lượng 100 con, đạt tiêu chí về giống. Kết quả TTNT được 9 con, xác định có chửa 6 con. Đến năm 2018, Trạm tiếp tục bình tuyển thêm 120 con trâu, bò trong 7 thôn thuộc xã Bằng Lang; đồng thời theo dõi động dục và TTNT thành công cho 16 con trâu, 9 con bò. Bò sinh sản được TTNT từ giống bò lai Sind Ba Vì (Hà Nội). Trâu cái TTNT từ giống trâu Murrah có nguồn gốc Ấn Độ để tạo ra con lai F1. Trâu lai cho năng suất, chất lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa, có ưu thế vượt trội nhờ khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện chăn nuôi tại nông hộ; qua đó, tạo dựng mô hình mẫu làm cơ sở nhân rộng ra toàn địa bàn.

Để chương trình phát huy hiệu quả, huyện chủ trương sử dụng kinh phí sự nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy lợi năm 2017 để hỗ trợ tập huấn cho dẫn tinh viên, người dân; dụng cụ vật tư, bình Nitơ, tinh cọng rạ. Theo đó, Trạm Chăn nuôi và Thú y cùng UBND 10 xã, thị trấn cử cán bộ thú y tham gia lớp đào tạo dẫn tinh viên TTNT và 86 hộ dân ở 2 thôn Hạ, Hạ Thành của xã Bằng Lang được tập huấn kỹ thuật chăm sóc trâu, bò có chửa; cách phát hiện vật nuôi động dụng để xác định thời điểm phối giống thích hợp.

Ông Lương Văn Thuận, thôn Hạ cho biết: “Hiện tại, nghé lai Murrah đầu tiên vừa được sinh ra, đạt trọng lượng 30 kg, nặng hơn trâu bình thường 5 kg và có màu đen sẫm. Những năm qua, kinh tế chủ lực của gia đình là nuôi trâu sinh sản; bình quân một con trâu trưởng thành có giá bán từ 25 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên, trước kia trâu cái được phối giống quanh làng, xã, nên nghé con đẻ ra ngày càng thoái hóa do cận huyết, chậm phát triển. Việc TTNT, giúp rút ngắn thời gian sinh sản cho đàn trâu; tôi mong muốn chương trình tiếp tục triển khai rộng rãi để người nông dân nắm bắt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi”.

Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của huyện Quang Bình có gần 23.000 con; tốc độ tăng trưởng hàng năm 3%. Vài năm trở lại đây, bà con đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng tập trung với mô hình trang trại, gia trại. Xong thực tế, việc phát triển đàn trâu trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; về chế biến, dự trữ thức ăn cho đàn trâu, bò còn nhiều hạn chế, nhất là vào những tháng mùa Đông. Bởi vậy, thực hiện TTNT cho đàn trâu, bò sẽ khắc phục được tình trạng suy thoái giống, giảm nguy cơ dịch bệnh, tạo ra bước đột phá trong chăn nuôi đại gia súc lấy thịt.

Đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình khẳng định: “Giai đoạn từ 2018 - 2020, huyện định hướng nhân rộng chương trình TTNT đối với 10 địa bàn trọng điểm về chăn nuôi trâu, bò; đặc biệt, ưu tiên các xã vùng thấp như: Tân Trịnh, Tân Bắc, Xuân Giang, Vĩ Thượng, Tiên Yên…, với số lượng dự kiến trên 400 con. Phòng Nông nghiệp - PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu kết quả TTNT. Riêng các cơ sở, thành lập Tổ công tác để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân nắm rõ lợi ích việc TTNT cho đàn trâu, bò và các cơ chế, chính sách hỗ trợ khi tham gia. Đến năm 2025, huyện phấn đấu có tổng đàn trâu, bò đạt 30.000 con; phát triển mới 22 gia trại chăn nuôi quy mô từ 15 - 30 con; tỷ trọng chăn nuôi đạt 43%; 5% tổng đàn áp dụng TTNT. Đây là cơ sở quan trọng để hướng đến phát triển bền vững đàn trâu, bò hàng hóa của huyện…”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải pháp phát triển bền vững mật ong Bạc hà ở Đồng Văn

BHG - Là một trong những huyện có diện tích cây Bạc hà lớn nhất tỉnh, với tổng số trên 1.100 ha, trong những năm qua, cùng với việc phát triển chăn nuôi bò hàng hóa, huyện Đồng Văn xác định nghề nuôi ong nội lấy mật là một trong những hướng đi cần ưu tiên phát triển. Để khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển chăn nuôi, trong đó có nuôi ong nội. Cùng đó là vận dụng linh hoạt chính sách của tỉnh, ban hành cơ chế hỗ trợ người dân tăng đàn ong, triển khai các giải pháp nhằm phát triển bền vững mật ong Bạc hà trên địa bàn.

 

09/11/2018
Nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra mục tiêu: "Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi"; sau hơn 2 năm thực hiện, tỉnh ta có nhiều cách làm sáng tạo và đã đạt được thành quả đáng khích lệ. Từ sự lãnh, chỉ đạo sát sao, linh hoạt với những nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu rõ...

09/11/2018
Thị trấn Việt Lâm khai trương chợ gia súc

BHG - Ngày 7.11, tại chợ thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên), UBND thị trấn đã tổ chức Lễ khai trương Chợ gia súc. Dự buổi lễ có đồng chí Vi Hữu Cầu, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; đại diện các ngành, đoàn thể của huyện; các xã, thị trấn cùng một số doanh nghiệp, thương lái và đông đảo nhân dân trên địa bàn thị trấn.

08/11/2018
Tạo thêm động lực thoát nghèo ở huyện Bắc Quang

BHG - Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) được các chuyên giá đánh giá có kết cấu và thiết kế phức tạp, khó triển khai. Vậy nhưng, bằng sự chủ động, linh hoạt, nỗ lực vượt khó, từ đầu năm đến nay, Tổ hỗ trợ CPRP huyện Bắc Quang đã thực hiện đạt 90% tiến độ; qua đó có những đóng góp quan trọng, tạo thêm động lực phát triển KT-XH, giúp không ít người dân 4 xã đặc biệt khó khăn của huyện từng bước thoát nghèo.

08/11/2018