Hiệu quả Nhóm cùng sở thích nuôi dê ở Bản Khoéc

15:27, 09/11/2018

BHG - Trước đây, Bản Khoéc là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Thượng Sơn (Vị Xuyên), với tỷ lệ hộ nghèo cao; tập quán sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu. Để giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) đã hỗ trợ người dân hình thành và phát triển Nhóm cùng sở thích (CIG) nuôi dê hàng hóa.

Thành viên Nhóm CIG nuôi dê thôn Bản Khoéc Hoàng Thông Phau chăm sóc đàn dê của gia đình.
Thành viên Nhóm CIG nuôi dê thôn Bản Khoéc Hoàng Thông Phau chăm sóc đàn dê của gia đình.

Nhóm CIG nuôi dê thôn Bản Khoéc được thành lập cuối năm 2016 với 10 thành viên, trong đó có 6 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo. Ngay khi thành lập, nhóm đã xây dựng phương án chăn nuôi với tổng nguồn vốn ban đầu trên 200 triệu đồng. Trong đó, Chương trình CPRP hỗ trợ 100 triệu đồng, còn lại là vốn góp của các thành viên. Năm đầu tiên, nhóm mua 35 con dê giống chia cho các thành viên nuôi và được Chương trình CPRP tập huấn phương pháp, kỹ thuật chăm sóc, đảm bảo thức ăn, cách làm chuồng trại; phòng, chống dịch bệnh…, nhờ chịu khó chăm sóc, đàn dê của nhóm sinh trưởng, phát triển tốt. Sau hơn 2 năm thực hiện, từ 35 con dê ban đầu, đến nay phát triển được trên 300 con; hầu hết các hộ thành viên đều có dê bán ra thị trường, với giá từ 70 – 90.000/kg, số tiền bán dê được các hộ tiếp tục đầu tư để tăng đàn.

Anh Hoàng Dùn Kinh, Trưởng nhóm CIG nuôi dê Bản Khoéc chia sẻ: Đầu tháng 9 vừa qua, nhóm đã bán trên 100 con dê hàng hóa, thu về hơn 200 triệu đồng; hiện tại, nhóm còn còn 150 con đang phát triển tốt. Trước đây, hầu hết các hộ đều chăn nuôi theo phương pháp chăn thả tự do, đàn dê phát triển chậm, thị trường không ổn định… Từ ngày tham gia Nhóm CIG, các hộ được học hỏi kinh nghiệm, nuôi dê theo hình thức nhốt kết hợp chăn thả; đồng thời đẩy mạnh trồng cỏ và thường xuyên quan tâm chăm sóc… nên đàn dê phát triển tốt. Từ số tiền bán dê, các hộ tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, mua thêm dê giống để tăng đàn; hướng đến phát triển dê hàng hóa.

Chị Lý Thị Thiệu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Sơn cho biết: “Nhóm CIG nuôi dê ở Bản Khoéc hoạt động rất hiệu quả, mô hình đã giúp nhiều hộ thành viên nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa và tác động mạnh đến việc tổ chức lại sản xuất cho nông dân; dần hình thành các mối liên kết trong chăn nuôi. Đây là mô hình hiệu quả có khả năng nhân rộng cao vì rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Thượng Sơn. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã triển khai nhân rộng mô hình CIG chăn nuôi dê tại các thôn trên địa bàn xã.

Bên cạnh phát triển Nhóm CIG nuôi dê, Chương trình CPRP cũng đồng loạt triển khai nhiều hợp phần khác trên địa bàn xã; từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải pháp phát triển bền vững mật ong Bạc hà ở Đồng Văn

BHG - Là một trong những huyện có diện tích cây Bạc hà lớn nhất tỉnh, với tổng số trên 1.100 ha, trong những năm qua, cùng với việc phát triển chăn nuôi bò hàng hóa, huyện Đồng Văn xác định nghề nuôi ong nội lấy mật là một trong những hướng đi cần ưu tiên phát triển. Để khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển chăn nuôi, trong đó có nuôi ong nội. Cùng đó là vận dụng linh hoạt chính sách của tỉnh, ban hành cơ chế hỗ trợ người dân tăng đàn ong, triển khai các giải pháp nhằm phát triển bền vững mật ong Bạc hà trên địa bàn.

 

09/11/2018
Quang Bình nâng tầm vóc đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Năm 2017, chăn nuôi của huyện Quang Bình đạt 35,6% giá trị sản xuất nông nghiệp; cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm tại địa phương. Trong đó, con trâu được xác định là cơ nghiệp chính thúc đẩy kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Để nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn trâu, UBND huyện đã ban hành kế hoạch về cải tạo giống trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) và lựa chọn làm điểm tại xã Bằng Lang.

 

09/11/2018
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp tại huyện Bắc Quang

BHG - Ngày 9.11, tại UBND huyện Bắc Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: "Liên kết trong phát triển kinh tế Vườn – Cơ hội, thách thức và giải pháp". Tham dự diễn đàn có Tiến sĩ Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Giáo sư Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam; lãnh đạo Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, UBND huyện Bắc Quang; Hội Làm vườn, Trung tâm Khuyến nông và nông dân tiêu biểu đến từ 5 tỉnh Hà Giang...

09/11/2018
Nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra mục tiêu: "Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi"; sau hơn 2 năm thực hiện, tỉnh ta có nhiều cách làm sáng tạo và đã đạt được thành quả đáng khích lệ. Từ sự lãnh, chỉ đạo sát sao, linh hoạt với những nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu rõ...

09/11/2018