Hàng Việt về miền đá Lũng Pù

08:27, 07/11/2018

BHG - Đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và mang ý nghĩa hết sức quan trọng làm thay đổi tư duy, nhận thức của người Việt là dùng hàng Việt, không chỉ là chất lượng tốt, đảm bảo mà còn là sự ủng hộ một phần nhỏ bé để phát triển đất nước giàu mạnh; giúp người dân Việt Nam có thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định. Với ý nghĩa quan trọng đó, tỉnh ta đã có nhiều định hướng chỉ đạo các ngành, đơn vị tích cực tuyên truyền, vận động người Hà Giang ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng xa để bà con mua sắm được Sở Công thương chỉ đạo Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương (KC-XTCT) triển khai và đạt được những hiệu ứng tốt, nhân dân tích cực đến các phiên chợ mua hàng Việt. Và chợ hàng Việt ở Lũng Pù (Mèo Vạc) vừa được tổ chức cũng nhằm phục vụ, giới thiệu hàng hóa Việt nam với người dân nơi đây.

Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi được tổ chức tại xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc.
Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi được tổ chức tại xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc.

Lên Mèo Vạc, nhắc đến xã Lũng Pù, chúng tôi thường được nghe câu “Lũng Pù không mù cũng mưa”; ý nói đến sự khắc nghiệt của khí hậu và địa hình nơi đây. Ấy vậy mà, từ sáng sớm, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên những bông hoa Bạc hà, từ khắp các nẻo đường hướng về phiên chợ đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng xa được Trung tâm KC-XTCT tổ chức tại xã; bà con đã nô nức kéo về. Có mặt từ sớm, anh Lầu Mí Pó, thôn Chí Dỉ Phìn đã  tham quan các gian hàng và mua cho mình một số đồ dùng như: Chăn lông cừu, áo ấm, chậu... Anh Pó chia sẻ, biết có phiên chợ bán hàng do Việt Nam sản xuất; dù không phải phiên chợ chính của xã, nhưng tôi vẫn xuống để mua đồ. Mua đồ ở đây yên tâm hơn, vì đã có Nhà nước đứng ra bảo lãnh về chất lượng; không những vậy, giá cả lại thấp hơn so với thị trường và cũng phù hợp với túi tiền. Không chỉ có người dân đến chợ, mà cán bộ, giáo viên cũng đến mua sắm; cô giáo Nguyễn Thị Huyền, giáo viên Trường Mầm non Lũng Pù cũng đến chợ từ rất để mua chăn ga và đệm cho gia đình.

Các mặt hàng được bày bán luôn thu hút đông người dân đến mua.
Các mặt hàng được bày bán luôn thu hút đông người dân đến mua.

Để chuẩn bị tổ chức một phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, Trung tâm KC- XTCT đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, tư thương trong và ngoại tỉnh tham gia bán hàng Việt Nam. Mỗi phiên chợ được tổ chức trong 3 ngày, với quy mô hơn 20 gian hàng. Các mặt hàng được bày bán là hàng Việt Nam sản xuất, có tem nhãn, xuất xứ rõ ràng và có giá thành thấp hơn so với thị trường. Đặc biệt, các doanh nghiệp, tư thương tham gia đều được hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa và địa điểm; chính vì vậy, giá các mặt hàng đều thấp hơn so với thị trường. Anh Doãn Văn Vụ, tư thương đến từ Nam Định cho biết: Công ty chúng tôi tham gia đưa hàng Việt về miền núi từ những năm 2012, hàng hóa được nhập trực tiếp từ nơi sản xuất; với việc chi phí đi lại được hỗ trợ nên giá hàng hóa bán luôn thấp hơn so với các cửa hàng trên địa bàn huyện. Theo các phiên chợ bán hàng Việt, ngoài giá trị kinh tế, chúng tôi cũng muốn đưa những mặt hàng mà người Việt sản xuất đến tay bà con đồng bào dân tộc…

Để thu hút đông đảo người dân tham gia phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, Trung tâm KC-XTCT đã tuyên truyền, làm băng rôn, khẩu hiệu, loa phát thanh và được thực hiện trước, trong, sau khi tổ chức phiên chợ. Việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông cũng được địa phương đảm bảo; không để xảy ra trộm cắp, mất an ninh trật tự. Đặc biệt, việc nghiêm cấm các hình thức đánh bạc, các hoạt động văn hóa không lành mạnh tại các phiên chợ… Công tác kiểm tra, giám sát hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tại mỗi phiên chợ được Đội Quản lý thị trường các huyện tổ chức chặt chẽ, đúng quy định. Theo kế hoạch, Trung tâm KC- XHCT tỉnh sẽ tổ chức 4 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tại 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ; các phiên chợ được tổ chức đã và đang mang lại ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ cho người bán mà cả người mua.

Bài, ảnh: Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh làm việc tại Xín Mần

BHG - Ngày 31.10, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu vực Cửa khẩu Xín Mần - Đô Long. Cùng đi có lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh và huyện Xín Mần. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng tỉnh: Hiện nay, có 4 dự án đã hoàn thành, 4 dự án đang thi công...

31/10/2018
Liên kết phát triển cây dược liệu Kim tiền thảo

BHG - Cây dược liệu Kim tiền thảo được Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP)  hỗ trợ phát triển và kỳ vọng trở thành sản phẩm đặc trưng tại xã Yên Thành (Quang Bình). Ngay từ khi bắt đầu triển khai, các nhóm trồng cây Kim tiền thảo đã được Công ty Cổ phần Dược OPC Bắc Giang cung ứng giống và trực tiếp ký hợp đồng thỏa thuận thu mua toàn bộ nguyên liệu đầu ra. Đây là tín hiệu mừng, đem đến cơ hội phát triển kinh tế dựa trên mối liên kết bền vững cho người nông dân.

31/10/2018
Bắc Quang tăng cường quảng bá sản phẩm cam Sành

BHG - Huyện Bắc Quang hiện có gần 4.200 ha cam. Trong đó, cam trồng theo tiêu chuẩn VietGap gần 1.800 ha; tổng sản lượng cam năm nay ước đạt 38.000 tấn. Hiện tại, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ cam cho bà con đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Vùng trồng cam trọng điểm của huyện Bắc Quang tập trung ở các xã: Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tuy... 

31/10/2018
Quản Bạ thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế gắn xây dựng NTM

BHG - Những năm qua, huyện Quản Bạ đã chú trọng thực hiện hiệu quả việc xây dựng xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế. Qua đó, mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi, góp phần chăm sóc tốt hơn sức khỏe ban đầu cho người dân.

30/10/2018