Giải pháp phát triển bền vững mật ong Bạc hà ở Đồng Văn

07:56, 09/11/2018

BHG - Là một trong những huyện có diện tích cây Bạc hà lớn nhất tỉnh, với tổng số trên 1.100 ha, trong những năm qua, cùng với việc phát triển chăn nuôi bò hàng hóa, huyện Đồng Văn xác định nghề nuôi ong nội lấy mật là một trong những hướng đi cần ưu tiên phát triển. Để khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển chăn nuôi, trong đó có nuôi ong nội. Cùng đó là vận dụng linh hoạt chính sách của tỉnh, ban hành cơ chế hỗ trợ người dân tăng đàn ong, triển khai các giải pháp nhằm phát triển bền vững mật ong Bạc hà trên địa bàn.

Diện tích cây Bạc hà của xã Tả Phìn (Đồng Văn) được quy hoạch, bảo tồn để phát triển đàn ong mật.
Diện tích cây Bạc hà của xã Tả Phìn (Đồng Văn) được quy hoạch, bảo tồn để phát triển đàn ong mật.

Đồng chí Dinh Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn khẳng định: Trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển đàn ong nội của tỉnh, thời gian qua, huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền các chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển chăn nuôi hàng hóa theo Nghị quyết 209 và Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh đến người dân. Năm 2018, huyện tiến hành hỗ trợ việc khoanh nuôi, bảo vệ diện tích cây Bạc hà trên diện tích 1.103 ha, với định mức hỗ trợ 300 nghìn đồng/ha. Chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với các doanh nghiệp, HTX đăng ký ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc, đề nghị Sở Công thương, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí in ấn đối với 4 sản phẩm là mật ong Bạc hà, đậu xị, thịt bò khô và sản phẩm ớt gió; đến nay, đã có 2 cơ sở là Công ty TNHH Trường Anh và HTX Thành Đô đăng ký sử dụng Chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc dùng chung cho sản phẩm mật ong Bạc hà của tỉnh; riêng đối với HTX chăn nuôi Phong Hưởng đang hoàn thiện hồ sơ đăng ký sử dụng Chỉ dẫn địa lý. Đây cũng là những cơ sở đang tham gia tích cực vào việc thu mua, chế biến, bao tiêu sản phẩm mật ong Bạc hà cho người dân trong huyện.

Công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm mật ong Bạc hà đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh được tăng cường thông qua các hội chợ thương mại, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương; các lực lượng chức năng như Công an, Quản lý thị trường, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quảng bá tiêu thụ hàng nhái, hàng kém chất lượng làm giảm uy tín đối với thương hiệu mật ong Bạc hà. Đặc biệt, để đảm bảo cho việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà được thuận lợi, mang tính bền vững, huyện Đồng Văn đã và đang làm tốt công tác vận động các hộ dân nuôi ong chủ động đăng ký tham gia vào các HTX, tổ hợp tác hoặc nhóm sở thích, hạn chế người dân nuôi theo hướng nhỏ lẻ. Hiện toàn huyện có 562 hộ nuôi ong tham gia vào các tổ hợp tác.  

Với những giải pháp, cách thức triển khai cụ thể, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng trồng cây Bạc hà gắn với nuôi ong nội lấy mật; ngày một xuất hiện nhiều các doanh nghiệp, HTX, cá nhân tham gia vào việc sản xuất, chế biến sản phẩm mật ong Bạc hà có nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, qua đó nâng cao chất lượng mật ong Bạc hà. Theo thống kê, tính đến tháng 8.2018, trên địa bàn huyện có tổng số trên 670 tổ chức, cá nhân nuôi ong với trên 11.730 tổ ong. Tổng sản lượng mật ong mỗi năm khai thác được khoảng 70.380 lít, giá bán trung bình là 500 nghìn đồng/lít mật. Với sản lượng, giá thành đó đã mang lại nguồn thu trên 35 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân, qua đó đã góp phần không nhỏ vào việc giảm nghèo, phát triển bền vững của huyện.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo huyện Đồng Văn, việc phát triển bền vững mật ong Bạc hà trên địa bàn đang gặp những khó khăn cần được tháo gỡ như: Do vùng nguyên liệu cây Bạc hà có xu hướng bị thu hẹp vì người dân trồng cây vụ Đông; thời tiết khắc nghiệt vào mùa Đông làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng ong và nguồn mật hoa tự nhiên; công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định; quy mô nuôi ong còn nhỏ lẻ; chưa liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, HTX với các hộ nuôi ong,…

Những khó khăn của huyện Đồng trong phát triển vùng nuôi ong Bạc hà cũng là khó khăn chung của các huyện vùng Cao nguyên đá, cần được các ngành, địa phương nhìn nhận, đánh giá để có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Có như vậy mới đảm bảo việc phát triển bền vững sản phẩm mật ong Bạc hà của tỉnh  như mong muốn.

Bài ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra mục tiêu: "Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi"; sau hơn 2 năm thực hiện, tỉnh ta có nhiều cách làm sáng tạo và đã đạt được thành quả đáng khích lệ. Từ sự lãnh, chỉ đạo sát sao, linh hoạt với những nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu rõ...

09/11/2018
Tạo thêm động lực thoát nghèo ở huyện Bắc Quang

BHG - Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) được các chuyên giá đánh giá có kết cấu và thiết kế phức tạp, khó triển khai. Vậy nhưng, bằng sự chủ động, linh hoạt, nỗ lực vượt khó, từ đầu năm đến nay, Tổ hỗ trợ CPRP huyện Bắc Quang đã thực hiện đạt 90% tiến độ; qua đó có những đóng góp quan trọng, tạo thêm động lực phát triển KT-XH, giúp không ít người dân 4 xã đặc biệt khó khăn của huyện từng bước thoát nghèo.

08/11/2018
Thị trấn Việt Lâm khai trương chợ gia súc

BHG - Ngày 7.11, tại chợ thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên), UBND thị trấn đã tổ chức Lễ khai trương Chợ gia súc. Dự buổi lễ có đồng chí Vi Hữu Cầu, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; đại diện các ngành, đoàn thể của huyện; các xã, thị trấn cùng một số doanh nghiệp, thương lái và đông đảo nhân dân trên địa bàn thị trấn.

08/11/2018
Bắc Quang chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc

BHG - Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, huyện Bắc Quang đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Đàn gia súc, gia cầm của huyện Bắc Quang hiện có 1,2 triệu con; trong đó, đàn trâu 21.439 con, 793 con bò, 99.939 con lợn, 15.183 con dê… Nhằm hạn chế những thiệt hại, các cấp ủy, chính quyền huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt đến các hộ sinh sống ở vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước thay đổi nhận thức, nâng cao tính chủ động của người dân trong phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm.

 

07/11/2018