Xã Tát Ngà chú trọng phát triển cây ôn đới

08:40, 25/10/2018

BHG - Thực hiện Quyết định số 477 và 478/QĐ-UBND của UBND huyện Mèo Vạc ban hành ngày 28.4.2017 về việc việc phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững theo Chương trình 30a và Chương trình 135; xã Tát Ngà (Mèo Vạc) đã triển khai trồng xong cây ôn đới giai đoạn 1 đối với cây ổi Đài Loan và tiếp tục triển khai trồng cây ôn đới giai đoạn 2 cây hồng Không hạt.

Lãnh đạo UBND xã Tát Ngà hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây ôn đới cho người dân thôn Thâm Nong.
Lãnh đạo UBND xã Tát Ngà hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây ôn đới cho người dân thôn Thâm Nong.

Trong giai đoạn 1, xã Tát Ngà trồng xong 4.745 cây ổi Đài Loan với 142 hộ tham gia thuộc 7/10 thôn: Khuổi Roài, Nhiều Lũng, Nà Trào, Lũng Vai, Nà Dầu, Thâm Nong, Nà Sang; trong đó nhiều nhất là thôn Nà Dầu với 29 hộ đăng ký, tương đương với 1.650 cây ổi Đài Loan được trồng. Do tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nên sau khi trồng được gần 5 tháng, cây phát triển rất tốt. Để đảm bảo kế hoạch đề ra và đúng khung thời vụ, xã Tát Ngà trồng mới 6.275 cây hồng Không hạt trên địa bàn 7/10 thôn. Sau khi trồng tháng, đến nay cây đang phát triển tốt, không có cây bị chết hay sâu bệnh.

Đồng chí Hà Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Tát Ngà cho biết: Thực hiện trồng cây ôn đới của huyện theo Chương trình 135 là hộ nghèo của 7/10 thôn trong xã, được hỗ trợ 100% cây giống và 100% phân bón vô cơ trong vòng 1 năm đầu với cây ổi Đài Loan với định mức là 1 kg Super lân, 0,1 kg đạm Ure, 0,1 kg Kali cho mỗi cây và 3 năm đầu đối với cây hồng Không hạt với định mức 0,4 kg đạm Ure, 1 kg Super lân, 0,5 kg Kali cho mỗi cây. Cụ thể, tổng các loại phân bón được hỗ trợ là: 2.658 kg phân đạm Ure Hà Bắc; 10.912 kg phân lân Văn Điển; 2.600 kg phân Kali clorua; 2.519 kg phân NPK. Nhằm đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển ổn định, người dân luôn tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật như: Đào hố có độ sâu, dài, rộng là 60 cm; hàng cách hàng, cây cách cây từ 4 – 5m; bón 5 kg phân chuồng, 1 kg Supe lân, 100 gam đạm Ure, 100 gam Kali hay 2 kg phân NPK cho mỗi hố và trộn đều lấp đất cho gần đầy hố và bón trước khi trồng 30 ngày.

Về đất trồng, các hộ, nhóm hộ có đất được giao sử dụng ổn định lâu dài theo Luật Đất đai, trồng trên đất hoa màu, đất trồng cây hàng năm và chuyển đổi một phần đất trồng ngô, lúa kém hiệu quả để trồng cây và ký cam kết chuyển đổi lâu dài từ 7 năm trở lên với cây ổi Đài Loan, 10 năm trở lên với cây hồng Không hạt. Các hộ tham gia thực hiện là các hộ có đủ đất sản xuất, kinh nghiệm trồng trọt và đủ lao động tham gia sản xuất.

Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, UBND xã đã phối hợp với các ban, ngành chuyên môn mua giống từ các trung tâm, các Viện nghiên cứu có uy tín trong và ngoài tỉnh; cử các cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống hướng dẫn người dân từ khâu trồng đến khâu chăm sóc, cách phòng, chống dịch bệnh; tập huấn cho người dân cách chăm sóc đúng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây; tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên tưới nước cho cây vào những dịp khô hạn, kiểm soát tốt tình hình sâu bệnh, tránh tình trạng cây bị sâu bệnh phá hoại làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây; nếu xảy ra tình trạng sâu bệnh phải báo cáo cho chính quyền địa phương, các ngành chuyên môn kịp thời xử lý.

Anh Nùng Ý Dùng, thôn Thâm Nong, xã Tát Ngà tâm sự: Theo dự án trồng cây ôn đới của huyện, gia đình tôi được hỗ trợ 25 cây ổi Đài Loan và trồng xong từ tháng 6.2018. Nay gia đình tiếp tục được hỗ trợ thêm 25 cây hồng Không hạt, sau gần 2 tháng trồng, cây phát triển ổn định. Gia đình tôi luôn tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu trồng đến chăm sóc do ngành chuyên môn hướng dẫn. Hy vọng sau này cây ổi Đài Loan và cây hồng Không hạt sẽ giúp gia đình tôi tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Dự án trồng cây ôn đới của huyện Mèo Vạc tại xã Tát Ngà đã và đang có những tín hiệu vui cho người dân. Thông qua dự án này hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

BHG - Thời tiết hanh khô, giao mùa là điều kiện dịch, bệnh phát triển mạnh trên gia súc, gia cầm. Để hạn chế thiệt hại, huyện Quang Bình đã chủ động tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, tiến hành tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, đáp ứng nguồn thức ăn… đảm bảo đàn vật nuôi phát triển tốt. Chị Phù Thị Lệ, thôn Nậm Sú, xã Tân Bắc, nuôi đàn gà đen 500 con và gần 20 con lợn đen; gia đình đã xây dựng 3 khu chuồng trại riêng biệt, trong đó 2 khu nuôi gà với đầy đủ hệ thống máng ăn, nước uống được bố trí khoa học...

25/10/2018
Hai anh em người Dao khởi nghiệp từ nuôi giun Quế

BHG - Mô hình nuôi giun Quế của hai anh em Phàn Văn Canh và Phàn Văn Dân nằm giữa những thửa ruộng bậc thang của gia đình tại thôn Thành Công, xã Bản Péo (Hoàng Su Phì). Đầu năm 2017, sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại trang trại nuôi giun Quế ở thị trấn Việt Vinh (Bắc Quang), Phàn Văn Canh (sinh năm 1992) luôn nung nấu ý tưởng đưa loại giun này về nuôi trên quê hương mình. Là Phó Bí thư Đoàn xã Bản Péo nên Phàn Văn Canh có ít thời gian thực hiện, do vậy anh rủ thêm người em họ là Phàn Văn Dân cùng chung tay nuôi giun Quế. Phàn Văn Dân...

24/10/2018
Phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao ở xã vùng biên Chí Cà

BHG - Xã biên giới Chí Cà (Xín Mần) có 10 thôn, bản, với 604 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (chiếm 56% tổng dân số). Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn thì việc xác định sản xuất nông – lâm nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH ở địa phương. Những năm qua, cấp ủy và chính quyền xã Chí Cà đã lãnh, chỉ đạo nhân dân phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

 

24/10/2018
Quang Bình phát huy vai trò cán bộ nông nghiệp xã trong chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân

BHG - Những năm qua, đội ngũ cán bộ nông nghiệp (CBNN) xã trên địa bàn huyện Quang Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân; nhất là đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, người dân đã tiếp cận được những tiến bộ KHKT, áp dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả. Gia đình anh Lý Văn Hơn, thôn Chàng Mới, xã Yên Hà có gần 20 năm kinh nghiệm trồng cam Sành, hiện gia đình anh có 8 ha (2 ha đang cho thu hoạch, 6 ha trồng mới được gần 3 năm) đều được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; thu nhập hàng năm của gia đình được gần 200 triệu đồng. Anh Đặng Văn Chung, CBNN xã Yên Hà cho biết:

24/10/2018