Quang Bình phát huy vai trò cán bộ nông nghiệp xã trong chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân

11:18, 24/10/2018

BHG - Những năm qua, đội ngũ cán bộ nông nghiệp (CBNN) xã trên địa bàn huyện Quang Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân; nhất là đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, người dân đã tiếp cận được những tiến bộ KHKT, áp dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả.

Anh Đặng Văn Chung, cán bộ nông nghiệp xã Yên Hà (giữa) hướng dẫn người dân thôn Chàng Mới tỉa cành cam Sành.
Anh Đặng Văn Chung, cán bộ nông nghiệp xã Yên Hà (giữa) hướng dẫn người dân thôn Chàng Mới tỉa cành cam Sành.

Gia đình anh Lý Văn Hơn, thôn Chàng Mới, xã Yên Hà có gần 20 năm kinh nghiệm trồng cam Sành, hiện gia đình anh có 8 ha (2 ha đang cho thu hoạch, 6 ha trồng mới được gần 3 năm) đều được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; thu nhập hàng năm của gia đình được gần 200 triệu đồng. Anh Đặng Văn Chung, CBNN xã Yên Hà cho biết: “Trước đây, người dân chủ yếu trồng, chăm sóc cam dựa vào kinh nghiệm và chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất; do đó, năng xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Bình quân mỗi ha cam chỉ cho năng suất 55 - 60 tạ, giá thành sản phẩm từ 5 - 8 nghìn đồng/kg. Cùng với việc tuyên truyền, vận động bà con thay đổi cách nghĩ, tư duy sản xuất cũ; chúng tôi phải trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Đến nay, xã Yên Hà có trên 350 ha cam; trong đó, 230 ha được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất cam đạt khoảng 90 tạ/ha, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cam ngày càng được nâng cao”.

Hiện nay, tại 15 xã, thị trấn của huyện Quang Bình đều có CBNN và cán bộ khuyến nông bán chuyên trách; cùng 135 khuyến nông viên thôn, bản. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đội ngũ CBNN xã đã bám sát địa bàn, thường xuyên xuống cơ sở trao đổi, chia sẻ kiến thức cùng nông dân; kịp thời phát hiện và xử lý những dịch bệnh gây hại cây trồng, vật nuôi, từ đó tạo niềm tin cho người dân. Đồng thời, đội ngũ CBNN xã cũng thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn của huyện, tỉnh về ứng dụng KHKT mới vào sản xuất; những giống cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, chuyển giao KHKT và giúp người dân có được những kiến thức cơ bản áp dụng vào sản xuất; nhằm không ngừng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

Trong 9 tháng đầu năm, huyện Quang Bình tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên ngành và kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng được 23 lớp với 725 lượt người; trong đó, hướng dẫn cho nông dân về kỹ thuật thâm canh cây trồng vụ Xuân, kỹ thuật gieo mạ khay được 19 lớp; 3 lớp cho cán bộ khuyến nông bán chuyên trách, Trưởng Ban thú y, khuyến nông viên thôn, bản về kỹ thuật chuyên ngành và 1 lớp dạy nghề ngắn hạn về kỹ thuật trồng lúa; tập huấn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật được 5 lớp, với 150 học viên tham gia. Chị Mạc Thị Sớm, CBNN xã Yên Thành, cho hay: “Gần 15 năm làm công tác khuyến nông, tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức; từ đó, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân phát triển những cây trồng, vật nuôi phù hợp; những mô hình kinh tế mới, mang lại hiệu quả cao, như: Mô hình mạ khay, máy cấy, sản xuất lúa chất lượng cao; trồng cây dược liệu kim tiền thảo và nuôi lợn đen, dê sinh sản…”.

Với sự nhiệt tình, năng động,  sáng tạo trong công việc; đội ngũ CBNN xã trên địa bàn huyện Quang Bình đã, đang làm thay đổi tư duy sản suất nông nghiệp lạc hậu và là cầu nối giúp người dân tiếp cận với tiến bộ KHKT, đồng thời ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần làm du lịch bền vững

BHG - Những năm gần đây, huyện Xín Mần đã có nhiều nỗ lực trong khai thác tiềm năng lợi thế về du lịch (DL); nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Tuy nhiên, để DL của huyện thực sự trở thành ngành "mũi nhọn" và phát triển bền vững thì cần tháo gỡ những khó khăn. Ngành DL đã và đang được huyện quan tâm bằng các chủ trương, chính sách và nguồn vốn để đầu tư để phát triển. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho DL; đồng thời xây dựng hệ thống các làng văn hóa DL cộng đồng và kết nối tour, tuyến, điểm DL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển DL hiện nay.

24/10/2018
Xã Quyết Tiến sẵn sàng đón nhận chuẩn xây dựng Nông thôn mới

BHG - Đổi mới và thay đổi tư duy là chìa khóa mang đến thành công trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở Quyết Tiến. Một diện mạo nông thôn mới đã mang đến niềm vui, niềm tự hào, phấn khởi cho mỗi người dân. Sau 7 năm triển khai, kịp thời nắm bắt thời cơ, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và người dân, xã Quyết Tiến đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và là xã thứ 2 về đích trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của huyện Quản Bạ.

23/10/2018
Huyện Vị Xuyên tập trung thu hoạch vụ Mùa và sản xuất vụ Đông

BHG - Vụ Mùa 2018, huyện Vị Xuyên gieo trồng với  tổng diện tích là 6.976,3 ha. Trong đó, Lúa 4.721,6 ha; Ngô 1.269,5 ha; Lạc 267 ha; Đậu tương 100,2 ha; rau các loại 478,5 ha; đậu các loại 62,8 ha. Với cơ cấu giống lúa lai được thực hiện là 2.596,3 ha gồm các loại giống: Nhị ưu 838, Việt Lai 20, TH 3-3, TH 3-5; Cương ưu 725, Nhị ưu 725 và các giống lai khác...

22/10/2018
Công bố Nhãn hiệu sản phẩm "Hồng không hạt Na Khê – Yên Minh"

BHG - Ngày 19.10, tại xã Na Khê, UBND huyện Yên Minh tổ chức Lễ công bố và đón nhận Văn bằng chứng nhận Nhãn hiệu sản phẩm "Hồng không hạt Na Khê – Yên Minh". Tham dự có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT); thường trực UBND huyện, lãnh đạo một số phòng, đơn vị chức năng và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Minh cùng đông đảo bà con nhân dân, các hộ trồng Hồng không hạt của xã Na Khê…

20/10/2018