Quang Bình chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

08:39, 25/10/2018

BHG - Thời tiết hanh khô, giao mùa là điều kiện dịch, bệnh phát triển mạnh trên gia súc, gia cầm. Để hạn chế thiệt hại, huyện Quang Bình đã chủ động tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, tiến hành tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, đáp ứng nguồn thức ăn… đảm bảo đàn vật nuôi phát triển tốt.

Chị Phù Thị Lệ, thôn Nậm Sú, xã Tân Bắc, phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi gà đen.
Chị Phù Thị Lệ, thôn Nậm Sú, xã Tân Bắc, phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi gà đen.

Chị Phù Thị Lệ, thôn Nậm Sú, xã Tân Bắc, nuôi đàn gà đen 500 con và gần 20 con lợn đen; gia đình đã xây dựng 3 khu chuồng trại riêng biệt, trong đó 2 khu nuôi gà với đầy đủ hệ thống máng ăn, nước uống được bố trí khoa học, hợp lý và 1 khu trại nuôi lợn. Quá trình chăn nuôi, chị thường xuyên rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng, tiêu độc vệ sinh chuồng trại; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi theo định kỳ; bổ sung các loại thức ăn tinh, vitamin giúp vật nuôi nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh... Nhờ đó, đàn gia súc, gia cầm của chị luôn phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Chủ tịch UBND xã Tân Bắc, Đỗ Bằng Giang cho biết: Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã có trên 34 nghìn con. Để công tác tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao, xã đã thống kê số lượng đàn vật nuôi; đăng ký số lượng, chủng loại vắc xin với Trạm thú y huyện; xây dựng kế hoạch tiêm phòng cụ thể; cử cán bộ đến các thôn bản tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng chuồng trại kiên cố, khử trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tiêm phòng dịch, bệnh và dự trữ nguồn thức ăn. Toàn xã có trên 500 hộ chăn nuôi, trong đó 445 hộ đã xây dựng chuồng trại kiên cố; tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin luôn đạt trên 90% tổng đàn.

Toàn huyện Quang Bình có tổng đàn gia súc, gia cầm gần 700 nghìn con. Trong đó, đàn trâu 23 nghìn con, bò 238 con, lợn trên 63.700 con; dê 12.800 con; đàn gia cầm các loại trên 597.800 con. Mặc dù số lượng đàn vật nuôi nhiều, nhưng chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao. Bởi vậy, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tập huấn, hướng dẫn hộ chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm; đôn đốc các xã, thị trấn tiêm phòng vắc xin đúng thời gian, tiến độ. Đồng thời, phun khử trùng, tiêu độc ở những nơi có nguy cơ cao như các ổ dịch cũ, chợ, cơ sở giết mổ, chuồng trại chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, nơi tiêu hủy gia súc, gia cầm...

Từ đầu năm đến nay, huyện đã tiêm phòng được gần 29 nghìn liều vắc xin các loại cho đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, tiêm vắc xin lở mồm, long móng 21.761 liều, vắc xin tụ huyết trùng 6.600 liều; cấp phát hóa chất phun khử trùng tiêu độc cho các xã, thị trấn được 800 lít, tương đương phun được 382 nghìn m2, với 9.590 hộ được phun. Cùng với đó, công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện theo đúng quy định; các đơn vị chuyên môn của huyện đã kiểm soát giết mổ được 3.621 con gia súc; kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật với 1.400 con gia cầm.

Với sự chủ động của các hộ chăn nuôi, sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu - đông trên địa bàn huyện Quang Bình đã và đang được thực hiện kịp thời, hiệu quả, góp phần tích cực vào việc duy trì, phát triển tổng đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn thịt thương phẩm cung ứng ra thị trường dịp cuối năm.

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao ở xã vùng biên Chí Cà

BHG - Xã biên giới Chí Cà (Xín Mần) có 10 thôn, bản, với 604 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (chiếm 56% tổng dân số). Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn thì việc xác định sản xuất nông – lâm nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH ở địa phương. Những năm qua, cấp ủy và chính quyền xã Chí Cà đã lãnh, chỉ đạo nhân dân phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

 

24/10/2018
Hai anh em người Dao khởi nghiệp từ nuôi giun Quế

BHG - Mô hình nuôi giun Quế của hai anh em Phàn Văn Canh và Phàn Văn Dân nằm giữa những thửa ruộng bậc thang của gia đình tại thôn Thành Công, xã Bản Péo (Hoàng Su Phì). Đầu năm 2017, sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại trang trại nuôi giun Quế ở thị trấn Việt Vinh (Bắc Quang), Phàn Văn Canh (sinh năm 1992) luôn nung nấu ý tưởng đưa loại giun này về nuôi trên quê hương mình. Là Phó Bí thư Đoàn xã Bản Péo nên Phàn Văn Canh có ít thời gian thực hiện, do vậy anh rủ thêm người em họ là Phàn Văn Dân cùng chung tay nuôi giun Quế. Phàn Văn Dân...

24/10/2018
Quang Bình phát huy vai trò cán bộ nông nghiệp xã trong chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân

BHG - Những năm qua, đội ngũ cán bộ nông nghiệp (CBNN) xã trên địa bàn huyện Quang Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân; nhất là đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, người dân đã tiếp cận được những tiến bộ KHKT, áp dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả. Gia đình anh Lý Văn Hơn, thôn Chàng Mới, xã Yên Hà có gần 20 năm kinh nghiệm trồng cam Sành, hiện gia đình anh có 8 ha (2 ha đang cho thu hoạch, 6 ha trồng mới được gần 3 năm) đều được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; thu nhập hàng năm của gia đình được gần 200 triệu đồng. Anh Đặng Văn Chung, CBNN xã Yên Hà cho biết:

24/10/2018
Xín Mần làm du lịch bền vững

BHG - Những năm gần đây, huyện Xín Mần đã có nhiều nỗ lực trong khai thác tiềm năng lợi thế về du lịch (DL); nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Tuy nhiên, để DL của huyện thực sự trở thành ngành "mũi nhọn" và phát triển bền vững thì cần tháo gỡ những khó khăn. Ngành DL đã và đang được huyện quan tâm bằng các chủ trương, chính sách và nguồn vốn để đầu tư để phát triển. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho DL; đồng thời xây dựng hệ thống các làng văn hóa DL cộng đồng và kết nối tour, tuyến, điểm DL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển DL hiện nay.

24/10/2018