Khó khăn trong xây dựng Nông thôn mới ở các xã vùng biên Hoàng Su Phì

08:12, 17/10/2018

BHG - Huyện Hoàng Su Phì có 4 xã biên giới gồm Pố Lồ, Thèn Chu Phìn, Thàng Tín và Bản Máy; các xã có địa hình chia cắt mạnh, khoảng cách giữa các thôn bản với trung tâm xã khá xa, hiểm trở; kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập còn gặp nhiều khó khăn; một số người dân chưa chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy đến nay, các xã biên giới mới hoàn thành 8 – 10 tiêu chí NTM, tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 50%, thu nhập khoảng 12 - 16 triệu đồng/người/năm. Việc hoàn thành các tiêu chí quan trọng như: Giao thông, điện, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường… còn gặp nhiều khó khăn.

Thi công tuyến đường bê - tông từ xã Pố Lồ đi Chiến Phố (Hoàng Su Phì).
Thi công tuyến đường bê - tông từ xã Pố Lồ đi Chiến Phố (Hoàng Su Phì).

Nằm cách xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn, xã biên giới Thàng Tín còn 230/423 hộ nghèo. Nền kinh tế của xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên việc huy động đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn. Thực hiện các tiêu chí NTM, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, khai thác hiệu quả các lợi thế; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhân rộng mô hình nuôi bò, dê hàng hóa; trồng lúa, đậu tương chất lượng cao, phát triển rau màu các loại; mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, rừng sản xuất; quy tụ dân cư gắn xây dựng NTM... Đến nay, Thàng Tín đã đạt 9/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 13 triệu đồng/năm; bình quân lương thực đạt 520kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn trên 50%. Ông Bùi Tuyên Hùng, Chủ tịch UBND xã Thàng Tín cho biết: Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân; nhiều cán bộ, đảng viên của xã đã chủ động, gương mẫu chuyển đổi diện tích đất khó canh tác sang trồng các loại cây ăn quả bản địa có giá trị kinh tế cao như: Mận máu, lê ngọt… Hiện nay, tổng diện tích các loại cây ăn quả của xã có trên 75 ha, 26 ha đang cho sản phẩm…

Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM ở các xã vùng biên, có nhiều tiêu chí rất khó, đơn cử như tiêu chí thu nhập được chia thành các giai đoạn như: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt 25 triệu đồng; năm 2018 tăng lên 28 triệu đồng và năm 2020 đạt 36 triệu đồng… Trong khi ở các xã biên giới, đạt được mức thu nhập từ 12- 16 triệu đồng/người/năm là sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Sửu, Bí thư Đảng ủy xã Pố Lồ cho biết: Việc thực hiện tiêu chí môi trường cũng gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể nước, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh của xã còn thấp. Năm 2018, Đảng bộ xã xác định tập trung thực hiện 2 tiêu chí về môi trường và giao thông; cấp ủy, chính quyền tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đi làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để nâng cao thu nhập; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; tạo điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn vay theo Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh… Đến nay, Pố Lồ đã đạt 9/19 tiêu chí NTM.

Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân; việc thực hiện các tiêu chí là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội. Đối với các xã vùng biên của huyện Hoàng Su Phì, cần quán triệt sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng, đồng thời huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, phát huy nội lực trong dân.

Bài, ảnh: Đại Tâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giảm nghèo trong lộ trình xây dựng Nông thôn mới

BHG - Theo lộ trình đặt ra, năm nay tỉnh ta có thêm 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM); trong số đó, có những xã thuộc diện 30a (đặc biệt khó khăn), xuất phát điểm xây dựng NTM rất thấp. Với quyết tâm chính trị rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành từ tỉnh đến huyện và sự nỗ lực của người dân, đến nay, nhiều tiêu chí khó như giao thông, môi trường, hộ nghèo, thu nhập… đang dần bị "khuất phục". Nằm đầu thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú (Đồng Văn), ngôi nhà 4 tầng của Hờ Nỏ Giàng, dân tộc Mông, 30 tuổi được xếp vào hàng nhất, nhì địa phương. Sau gần năm khởi công xây dựng, ngôi nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện

 

17/10/2018
Xã Đường Hồng huy động sức mạnh tập thể phát triển kinh tế

BHG - Nhằm khuyến khích người dân phát triển kinh tế và tổ chức lại sản xuất, Đảng bộ và chính quyền xã Đường Hồng (Bắc Mê) xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, chăn nuôi được cho là ngành kinh tế mũi nhọn. Xã đã phát động phong trào "Mỗi hội, đoàn thể một mô hình phát triển kinh tế"; qua đó, đã hình thành nhiều mô hình hay, hiệu quả; phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương.

 

16/10/2018
Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ Pakchong 1 Thái Lan tại xã Cán Tỷ

BHG - Là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện Quản Bạ, do nhiều nguyên nhân khách quan, như: Thổ nhưỡng, khí hậu không thuận lợi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, các mô hình chăn nuôi thiếu sự liên kết, chủ yếu tự cung, tự cấp. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên;  trong những năm, qua cấp ủy, chính quyền xã Cán Tỷ đã xác định: Muốn xóa đói, giảm nghèo cho người dân, địa phương cần phải gắn kết sự nhỏ lẻ, manh mún từ hình thức chăn nuôi truyền thống, thành các mô hình chăn nuôi quy mô hàng hóa.

 

16/10/2018
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang giao ban 9 tháng đầu năm

BHG - Ngày 16.10, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị giao ban 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Tham dự có đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang; đại diện các ngân hàng thương mại, ngân hàng CSXH và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

16/10/2018