Mèo Vạc đẩy mạnh xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm

16:33, 27/09/2018

BHG - Hiện nay, công tác giải quyết việc làm (GQVL) vẫn là một “bài toán” nan giải với các địa phương trong tỉnh. Đối với Mèo Vạc, để khắc phục những khó khăn đó, huyện đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) và đi làm việc trong nước; qua đó, đạt được những kết quả nhất định.   

 

Lãnh đạo huyện Mèo Vạc thăm khu làm việc của lao động Việt Nam tại huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Lãnh đạo huyện Mèo Vạc thăm khu làm việc của lao động Việt Nam tại huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, ngày 29.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020; cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác XKLĐ, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh và đi làm việc theo “Biên bản thống nhất về quản lý lao động qua biên giới” giữa huyện Mèo Vạc với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và huyện Nà Pô, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); tăng cường tuyên truyền, tuyển dụng lao động đi làm việc ngoài tỉnh và đi làm việc có thời hạn tại Trung Quốc; phối hợp với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ngoài tỉnh....

Các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu việc làm, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về XKLĐ. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, huyện tổ chức 1 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực thông tin, tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm, đi XKLĐ và làm việc ngoài tỉnh cho 168 cán bộ, người lao động và tuyên truyền viên tại cơ sở; tổ chức 91 buổi tuyên truyền về XKLĐ thu hút trên 49.000 người tham gia. Thông qua các buổi tuyên truyền, đã có 104 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước, 142 lao động đi làm việc tại Trung Quốc.

Qua tìm hiểu, thu nhập của người đi XKLĐ, làm việc ngoài tỉnh tương đối ổn định: Thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng/người/tháng đối với lao động tại các công ty thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam; từ 5,5 - 7,5 triệu đồng/người/tháng đối với lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh và thu nhập bình quân từ 2.800 - 3.000 nhân dân tệ/tháng (8 – 9 triệu đồng/tháng) đối với người lao động đi làm việc tại Trung Quốc.

Đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết:  Người lao động trên địa bàn huyện đều là hộ nghèo, rất khó khăn về đời sống. Vì vậy, ngoài chính sách hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số khi đi XKLĐ theo Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 47 của HĐND tỉnh và chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp; huyện đã trích nguồn ngân sách để hỗ trợ thêm cho người lao động như chi phí đi lại, khám sức khỏe và các khoản chi phi khác.

Việc XKLĐ và giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương đã có kết quả khả quan, nhưng bên cạnh đó huyện cũng gặp không ít khó khăn như: Việc tiếp thu kiến thức của người lao động từ các chương trình đào tạo còn hạn chế; một số lao động còn tư tưởng không muốn xa nhà; trình độ kỹ thuật, kiến thức ngoại ngữ, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật còn nhiều hạn chế,…

Để đẩy mạnh XKLĐ và giải quyết việc làm cho người dân  địa phương, thời gian tới huyện tiếp tục tăng cường phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của tỉnh về công tác này; tuyên truyền về lợi ích khi tham gia XKLĐ, đi làm việc ngoài tỉnh, để người lao động thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp cũng như luật pháp của nước đến làm việc; thông tin đầy đủ về chính sách, chế độ, điều kiện tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt và thu nhập của người lao động ở các thị trường có thu nhập cao trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương...

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

BHG - Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) trên địa bàn tỉnh có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển KT – XH của địa phương. Tuy nhiên, những hệ lụy từ hoạt động này đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và cuộc sống người dân; đòi hỏi ngành chức năng vào chính quyền các cấp phải và cuộc quyết liệt, tăng cường quản lý, chấn chỉnh sai phạm.

 

27/09/2018
Hà Giang, danh tiếng miền chè Shan - Kỳ cuối: Đi tìm các "cụ" chè Shan khổng lồ

BHG - Nhắc đến Hà Giang, đầu tiên mọi người sẽ nhắc đến miền đất chè. Nếu có niềm đam mê khám phá, ngoài việc được thưởng thức những hương chè riêng, lạ, bạn có thể bắt gặp nhiều điều đặc biệt từ những vùng chè nơi đây. Một trong những điều đặc biệt, đó là bạn có thể tận thấy những cây chè cổ thụ, khổng lồ hàng trăm tuổi, được coi là những di sản sống, biểu tượng cho lịch sử và sự phát triển của vùng chè Shan Hà Giang.

 

27/09/2018
Đoàn viên Nguyễn Tiến Dũng khởi nghiệp từ nuôi thỏ

BHG - Với vóc dáng thư sinh, nụ cười hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; chàng trai Nguyễn Tiến Dũng (sinh 1995), trú tại tổ 2, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã gây dựng cho mình cơ nghiệp khá ổn định và bền vững từ mô hình chăn nuôi thỏ được Dũng ấp ủ từ nhiều năm trước và quyết tâm thực hiện, giờ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tốt nghiệp THPT năm 2013, Dũng không thi đại học mà đi học nghề và làm công nhân điện tử tại Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương...

27/09/2018
Đảng viên Nguyễn Thế Đeng điển hình trong xây dựng Nông thôn mới

BHG - Anh Nguyễn Thế Đeng, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng tại quê hương xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên; là đảng viên tiêu biểu, xuất sắc của Chi bộ thôn Bản Lủa; trong những năm qua, gia đình anh luôn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi cũng như Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới tại địa phương. Thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW, ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

27/09/2018