Cựu chiến binh Hoàng Văn Hà làm kinh tế giỏi

08:33, 13/09/2018

BHG - Anh Hoàng Văn Hà (hiện sinh sống tại thôn Minh Tường, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang) sinh ra và lớn lên trên quê hương Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1979 nhập ngũ đóng quân ở huyện Hoàng Su Phì, năm 1984 anh được ra quân trở về quê hương và xây dựng gia đình với chị Phạm Thị Liên, là bộ đội Hải quân vừa hoàn thành nghĩa vụ về địa phương. 3 tháng sau có đợt tuyển công nhân lâm nghiệp lên các tỉnh miền núi phía Bắc, anh chị nộp đơn đăng ký và được phân công làm việc tại Lâm trường Ngòi Sảo, huyện Bắc Quang. Ở nơi đất mới, anh chị cùng mọi người ra sức trồng rừng và xây dựng cơ quan vững mạnh, lo toan cho cuộc sống gia đình.

Để có tiền nuôi các con ăn học, trong khi khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, anh chị ngày đêm trăn trở nghĩ cách làm kinh tế. Thế rồi, anh chị tìm được khoảnh đất rậm rạp, thung lũng gần suối, bắt tay vào khai phá. Chỉ thời gian sau, bãi cỏ hoang trở thành khu đất rộng 2.700 m2. Anh chị tiến hành đắp bờ ngăn nước, làm ruộng cấy lúa. Từ đó gia đình đủ gạo ăn quanh năm, còn thừa chăn nuôi gà, vịt lấy trứng, nuôi 3 con lợn nái để bán giống. Chăm chỉ làm ăn, có tiền anh chị mua máy xát thóc, máy nghiền bột phục vụ bà con quanh vùng và để trang trải cuộc sống.

Năm 1993 anh được nghỉ chế độ hưu trí, nhận thấy tiềm năng đất đai trong vùng rộng lớn, phù hợp với một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, với quyết tâm vươn lên làm giàu, anh đã tìm mua và thuê được khoảnh đồi rộng hơn 2 ha ở xã Đồng Tâm (cách nhà 7 km), tiến hành cải tạo, mua giống cam tận Vĩnh Tuy về trồng. Hàng ngày lăn lộn với đồi cam, chăm sóc, bón phân, phòng chống sâu bệnh kịp thời, vườn cam của gia đình phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Chỉ tính năm 2017, gia đình anh thu được gần 60 tấn cam, xuất bán ra thị trường được hơn 600 triệu đồng. Cam của gia đình anh rất đắt hàng bởi chất lượng tốt. Tính tổng giá trị thu nhập hàng năm từ bán cam, máy xát, chăn nuôi... trừ mọi chi phí gia đình anh dư được hơn 600 triệu đồng. Có tiền, anh chị xây nhà khang trang, sắm nhiều đồ dùng đắt tiền...

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh chị còn tham gia mọi hoạt động của thôn, xóm, đặc biệt là chương trình xây dựng Nông thôn mới. Các phong trào làm đường bê-tông vào các ngõ xóm, làm sân bóng chuyền của thôn, đóng góp, ủng hộ các quỹ của thôn… gia đình đều gương mẫu thực hiện. Gia đình anh còn thường xuyên gần gũi, giúp đỡ mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn, tạo việc làm cho những gia đình nghèo trong thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo nên được mọi người trong vùng quý mến.

Phát huy bản chất anh dũng, kiên cường của người lính năm xưa, từ hai bàn tay trắng, vợ chồng cựu chiến binh Hoàng Văn Hà đã vượt lên mọi khó khăn, trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi để mọi người trong vùng noi theo.

NGUYỄN THỊ NHUNG (Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nguyễn Thành Luân khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi tổng hợp theo hướng an toàn sinh học

BHG - Là cán bộ Văn phòng HĐND – UBND thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì), Nguyễn Thành Luân (sinh 1988) không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao, anh còn mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi tổng hợp và trở thành điển hình trong phát triển kinh tế để đoàn viên, thanh niên trên địa bàn học tập. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông - lâm Thái Nguyên, Nguyễn Thành Luân vinh dự trở thành đội viên Dự án 600 trí thức trẻ của Bộ Nội vụ được phân công về làm Phó Chủ tịch (PCT)...

13/09/2018
Huyện Xín Mần chú trọng phát triển các Tổ hợp tác và HTX

BHG - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Xín Mần, đặc biệt chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập thể. Trong đó hạt nhân chính là các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và các Tổ hợp tác, các Nhóm sở thích tại các thôn, bản và các xã trên địa bàn. Hiện trên địa bàn huyện có tổng số 41 HTX, các HTX được củng cố kiện toàn tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện vai trò quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. 

12/09/2018
Hành trình 4 năm nỗ lực thực hiện các khuyến nghị trên Công viên đá

BHG - Giống như các thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) trên thế giới, CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển theo giai đoạn 4 năm/lần. Là một trong những thành viên trẻ, Công viên đá của chúng ta còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, các khuyến nghị theo tiêu chí Mạng lưới CVĐCTC đặt ra, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

12/09/2018
Kỳ vọng từ OCOP

BHG - Từ nay đến năm 2020, tỉnh ta sẽ lựa chọn, hoàn thiện, nâng cấp 80 - 100 sản phẩm thế mạnh nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương; có ít nhất 3 sản phẩm 5 sao cấp tỉnh, 2 sản phẩm 3-5 sao cấp quốc gia; có 700  - 900 sản phẩm, tạo ra 150 - 200 tổ chức kinh tế OCOP ở thời điểm năm 2030... Mục tiêu trên đang được các cấp, ngành, chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, nhằm hiện thực hóa Đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 2030 (OCOP).

12/09/2018