Người dân thôn Mua Lài Lủng sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng

07:27, 31/08/2018

BHG - Thôn Mua Lài Lủng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) có 56 hộ thì có tới 35 hộ nghèo. Những năm qua, xã Pải Lủng đã quyết liệt chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cán bộ phụ trách xuống từng thôn, bản tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) một cách hiệu quả. Thay vì trước đây, tiền chi trả DVMTR được chia cho từng hộ thì nay người dân đã dành để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như: Nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn...

Bà con thôn Mua Lài Lủng làm đường bê - tông liên thôn từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Bà con thôn Mua Lài Lủng làm đường bê - tông liên thôn từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Xác định việc bê - tông hóa đường giao thông nông thôn sẽ mở hướng giúp người dân Mua Lài Lủng thoát nghèo; vừa qua, UBND xã Pải Lủng đã phối hợp với xã Tả Lủng (Đồng Văn) tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí mở rộng và bê - tông hóa đường liên thôn từ thôn Đề Đay, xã Tả Lủng sang thôn Mua Lài Lủng, xã Pải Lủng. Nắm bắt được chủ trương, nhân dân 2 thôn đã đồng ý hiến đất, góp ngày công lao động; thôn Đề Đay hỗ trợ 40 triệu đồng; người dân thôn Mua Lài Lủng dành nguồn kinh phí gần 300 triệu đồng từ tiền chi trả DVMTR để mua vật liệu. Với sự quyết tâm của nhân dân, chỉ trong 6 tháng, người dân 2 thôn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường liên thôn dài 3,3 km, rộng 1 m, dày 10 cm. Anh Lù Mí Sò, Trưởng thôn Mua Lài Lủng chia sẻ: Con đường liên thôn trước đây chưa được mở rộng và bê - tông hóa, đi lại rất khó khăn. Từ khi có nguồn kinh phí chi trả DVMTR, chúng tôi đã tổ chức họp thôn, thống nhất dùng số tiền đó để mua vật liệu bê - tông hóa và mở rộng con đường. Con đường bê - tông hoàn thành đã tạo thuận lợi cho bà con đi lại, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế gia đình.

Ông Lý Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Pải Lủng cho biết: Thời gian tới, địa phương tiếp tục định hướng bà con sử dụng tiền chi trả DVMTR đúng mục đích và có hiệu quả nhất. Đối với những thôn đã có đường bê - tông thì định hướng bà con dùng để tu sửa cơ sở vật chất nhỏ như trường học, trụ sở thôn, bản...

Bài, ảnh: Minh Huệ (Mèo Vạc)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những bước chuyển mạnh mẽ từ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Những cây, con chủ lực, có thế mạnh như: Trâu, bò, ong và cây cam, chè, dược liệu đã trở thành "hạt nhân" quan trọng trong chiến lược tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNNN) của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020 (ĐA). Qua đó, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị cũng như sự đóng góp của ngành Nông nghiệp trong phát triển KT-XH của tỉnh; tăng thu nhập cho nông dân, giảm nghèo bền vững…

 

30/08/2018
Những "cánh chim" đầu đàn lĩnh vực sản xuất công nghiệp nông thôn

BHG - Khai thác tiềm năng, lợi thế để vươn lên... luôn được tỉnh ta chú trọng để sản xuất, xây dựng những sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng. Trên cơ sở đó, việc cổ vũ, thúc đẩy xây dựng các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT)...

 

30/08/2018
Xây dựng phong cách làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đảng bộ thị trấn Vinh Quang

BHG - Phát huy kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Đảng bộ thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì) đã tập trung đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" chuyên đề năm 2018: Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên (CBĐV). Trong đó, tập trung vào những vấn đề liên quan đến tác phong làm việc của CBĐV gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị và các phong trào thi đua ở địa phương, nhằm tạo chuyển biến căn bản, mang lại hiệu quả thiết thực. 

 

30/08/2018
Sau hơn 2 năm thực hiện trồng rừng kinh tế gắn phát triển dược liệu ở Bắc Mê

BHG - Nhằm cụ thể hóa 2 khâu đột phá, 3 chương trình trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ huyện, Bắc Mê đã ban hành nghị quyết chuyên đề về trồng rừng kinh tế gắn với phát triển dược liệu. Sau hơn 2 năm triển khai, những tiềm năng kinh tế từ cây dược liệu mang lại đang mở hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Thực tế cho thấy, những năm qua, huyện Bắc Mê đã quản lý chặt chẽ diện tích đất lâm nghiệp, chuyển sang trồng rừng kinh tế gắn với phát triển cây dược liệu; tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp...

30/08/2018
Địa chỉ thu mua vải giá cao