Bắc Quang phát triển vùng chuyên canh rau an toàn

09:54, 13/08/2018

BHG - Mặc dù, trên địa bàn huyện phong trào chuyên canh rau an toàn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Song, phương thức này đã và đang tạo bước chuyển quan trọng trong sản xuất rau trên địa bàn một số xã của huyện Bắc Quang, góp phần nâng cao giá trị sản xuất/diện tích đất canh tác, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp.

Giai đoạn 2017 – 2020, UBND huyện Bắc Quang triển khai thực hiện Đề án Phát triển vùng chuyên canh rau an toàn, tập trung tại 4 xã: Tân Quang, Việt Vinh, Hùng An, Quang Minh và một số xã, thị trấn có vùng rau chuyên canh như: Vĩnh Phúc, Đồng Yên, thị trấn Việt Quang.... Qua 2 năm thực hiện, đến nay trên địa bàn huyện đã có 35,13 ha rau an toàn được chuyên canh, đạt 70,26% so với mục tiêu đến năm 2020 của Đề án. Nếu như trước đây, trong tổng diện tích trên, phần nhiều là đất sản xuất 1 – 2 vụ lúa/năm nhưng kém hiệu quả thì nay, khi chuyển đổi sang trồng rau chuyên canh, quỹ đất được tận dụng tối đa để trồng rau quanh năm với 3 vụ chính: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Riêng vụ Thu Đông, tại các vùng chuyên canh năng suất đạt 250 tạ/ha, cho sản lượng cao nhất so với các vụ khác, lên đến 860 tấn; giúp người sản xuất có thêm nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Trong đó, nhóm rau ăn lá  như rau cải, rau dền, xà lách... chiếm 48% sản lượng; nhóm rau ăn củ  như khoai tây, cà rốt, su hào, củ cải... chiếm 20% và nhóm rau ăn quả su su, cà tím, cà chua, mướp đắng... chiếm 32% sản lượng rau.

Sản xuất chuyên canh rau an toàn giúp nhiều hộ dân của xã Vĩnh Phúc nâng cao thu nhập.
Sản xuất chuyên canh rau an toàn giúp nhiều hộ dân của xã Vĩnh Phúc nâng cao thu nhập.

Đặc biệt, để cùng tổ chức sản xuất theo một quy trình chung và mang tính bền vững, các hộ sản xuất liên kết với nhau thông qua thành lập HTX hoặc Tổ hợp tác. Đến nay, tại các vùng chuyên canh rau, 7 Tổ hợp tác và 3 HTX được thành lập. Ngay sau khi đi vào hoạt động, các Tổ hợp tác và HTX đã nhanh chóng được tiếp cận cơ chế chính sách của UBND huyện và được giải ngân nguồn vốn vay theo hình thức đầu tư có thu hồi. Trong đó, HTX Thanh niên sản xuất rau và hoa an toàn thôn Thượng Mỹ (xã Việt Vinh); HTX sản xuất rau và hoa, quả thôn Hùng Tâm (xã Hùng An), Tổ hợp tác trồng rau thôn An Bình (xã Hùng An) và tổ 7 (thị trấn Việt Quang) được giải ngân với tổng nguồn vốn vay 714,9 triệu đồng để đầu tư xây dựng hệ thống tưới, nhà lưới nhằm sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap.

Song song với hoạt động trên, để tạo đột phá trong sản xuất rau an toàn theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất; UBND huyện Bắc Quang thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, thí điểm với 2 ha tại xã Hùng An, làm cơ sở đánh giá trước khi triển khai nhân rộng. Đến nay, xã Hùng An đã thành lập được HTX Sản xuất rau và hoa, quả thôn Hùng Tâm. Sau khi thành lập, HTX được tiếp cận nguồn vốn vay 350 triệu đồng theo cơ chế đầu tư có thu hồi của huyện để tổ chức sản xuất rau ứng dụng công nghệ. Không những vậy, hoạt động sản xuất rau được tiến hành theo quy trình hữu cơ, đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng.

Theo đánh giá từ cơ quan chuyên môn huyện Bắc Quang: Việc phát triển vùng chuyên canh rau an toàn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giúp người trồng rau nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn không ít khó khăn, cần được cơ quan hữu quan tiếp tục quan tâm gỡ khó. Bởi hiện nay, toàn huyện chưa có cơ sở thu mua, sơ chế rau. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại địa bàn huyện mà chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp… Thực tiễn cho thấy, sản xuất rau an toàn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đang là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Cách làm này đã và đang được UBND huyện Bắc Quang triển khai thực hiện, nhằm tạo nên bước ngoặt mang tính đột phá trong sản xuất rau tại địa phương. Qua đó, hướng đến mục tiêu: Năm 2020, toàn huyện có 50 ha chuyên canh rau an toàn. 100% nhóm hộ, Tổ hợp tác và HTX sản xuất rau an toàn được cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng nhận sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP…

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới gắn với xây dựng xã phát triển toàn diện

BHG - Thành phố Hà Giang (TPHG) có 3 xã ngoại thành là Phương Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường đã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Qua 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2015 – 2020 về mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM gắn với xây dựng xã phát triển toàn diện, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến các xã và đông đảo người dân chung tay, góp sức tiếp tục thực hiện chương trình, từ đó chất lượng các tiêu chí tiếp tục được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.

10/08/2018
Quản Bạ nỗ lực đưa 2 xã về đích Nông thôn mới

BHG - Mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) đang được chính quyền, nhân dân huyện Quản Bạ nỗ lực, chung sức xây dựng. Sau 7 năm, diện mạo của địa phương có nhiều thay đổi, đời sống của bà con các dân tộc ngày càng được nâng lên. Với kết quả đó, cấp ủy, chính quyền và người dân Quản Bạ đang từng ngày dồn sức để đưa thêm 2 xã về đích NTM năm 2018.

10/08/2018
Giải ngân hơn 5 tỷ đồng từ Nghị quyết số 35 của HĐND tỉnh

BHG - Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21.7.2016 của HĐND tỉnh (Nghị quyết 35) quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; toàn tỉnh đã giải ngân được trên 5,1 tỷ đồng hỗ trợ trợ đầu tư cho 84 tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Trong đó hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho 81 hộ gia đình có nhà ở (Homestay) phục vụ khách du lịch; xây dựng 1 nhà vệ sinh công cộng; 1 nhà hàng và hỗ trợ lãi xuất cho 1 Hợp tác xã. Bên cạnh đó, nhiều công trình, dự án đã hoàn thiện và đang hoàn tất hồ sơ xin thụ hưởng chính sách.

10/08/2018
Đẩy mạnh Chương trình Quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm" tại xã Bát Đại Sơn

BHG - Xác định xây dựng Chương trình Quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm" là nhiệm vụ trọng tâm gắn với xây dựng Nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn; trong thời gian qua, Quản Bạ tích cực triển khai, thực hiện chương trình và bước đầu cho thấy những khả quan, từ đó tạo ra nhiều hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

10/08/2018