Xã Thượng Tân (Bắc Mê) phát huy hiệu quả mô hình nuôi giẽ gia súc

10:17, 18/07/2018

BHG - Muốn mở rộng mô hình phát triển kinh tế, nhưng thiếu đất và nhân lực... Trước những khó khăn đó, anh Bàn Văn Khoan, thôn Tà Luồng, xã Thường Tân (Bắc Mê) đã áp dụng mô hình nuôi giẽ gia súc theo hình thức cấp giống để các hộ dân trong vùng nuôi.

Đàn bò nuôi giẽ được anh Khoan thôn Tà Luồng, xã Thượng Tân (Bắc Mê) mang về vỗ béo và chuẩn bị bán ra thị trường.
Đàn bò nuôi giẽ được anh Khoan thôn Tà Luồng, xã Thượng Tân (Bắc Mê) mang về vỗ béo và chuẩn bị bán ra thị trường.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi và tìm kiếm nguồn con giống tốt, cùng với số vốn tiết kiệm được, anh Khoan đã đầu tư vào phát triển đàn gia súc. Anh cho biết: “Khi mới bắt đầu học chăn nuôi, bản thân cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc phát hiện bệnh và cách chữa trị bệnh cho đàn gia súc cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiểu rất rõ những khó khăn đó, nên khi thấy nhiều hộ dân trong xã chăn nuôi nhưng không có đầu ra và thiếu vốn. Bởi vậy, khi được biết về mô hình nuôi giẽ tôi đã vận động các hộ dân cùng chung sức phát triển đàn gia súc của xã...”

Mô hình được anh triển khai từ năm 2015, kết hợp với 5 hộ dân tại thôn Tà Luồng, xã Thượng Tân nuôi. Bằng việc, các hộ bỏ công và thức ăn; còn anh sẽ cung cấp giống, hướng dẫn cách nuôi và tiêm phòng. Bên cạnh đó, các hộ có thể nuôi theo sở thích, bởi mô hình của anh nuôi nhiều loại gia súc như: Trâu, bò, lợn, dê..., Hình thức nuôi được anh áp dụng: Sau khi nhận con giống về nuôi đến khi sinh sản, con lứa đầu tiên các hộ nhận nuôi sẽ được hưởng và lứa thứ 2 sẽ trả lại cho chủ hộ.

Từ những ý tưởng tốt và nền tảng sẵn có, sau hơn 3 năm, mô hình của anh Khoan đã thu được kết qủa khả quan... Hiện, tổng đàn trâu, bò của anh đã có hơn 42 con; trong đó, nuôi nhốt tại gia đình 5 con bò, 6 con trâu; còn nuôi giẽ tại các hộ dân  hơn 30 con dê và trâu, bò là 30 con và hơn 10 con lợn... Anh Khoan cho biết thêm: Việc nuôi giẽ gia súc đã giúp giải quyết được nguồn nhân lực, diện tích nuôi; các hộ tham gia nuôi theo hình thức chăn thả đã giúp chất lượng thịt ngon hơn. Nhưng để có được kết quả này, anh phải chọn người nhận nuôi, các hộ phải có chung mong muốn và trách nhiệm; như vậy mới có thể đảm bảo đàn gia súc không bị chết... Từ những điều đó, mỗi năm trung bình anh bán được 10 con trâu, bò; bình quân mỗi con được 25 triệu đồng.

Đánh giá về mô hình, anh Nguyễn Văn Soi, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Tân cho biết: “Với đặc điểm là xã biệt lập, diện tích đất canh tác ít, dẫn đến khó có thể phát triển các mô hình. Nhưng từ khi anh Bàn Văn Khoan triển khai mô hình nuôi giẽ gia súc, đã giúp xã giải quyết được vấn đề về giống và giúp bà con chủ động hơn trong việc chăm sóc và phát triển đàn gia súc. Từ mô hình này, không chỉ có các hộ dân gửi gia súc cho các hộ dân khác nuôi, mà nhiều cán bộ xã đã áp dụng để vừa có thể giúp đỡ bà con và vừa có thể sinh lợi nhuận từ số tiền mình có...”

Tuy không mới, những tại một xã khó khăn như Thượng Tân, mô hình nuôi giẽ gia súc đã cho kết quả khả quan. Qua một thời gian áp dụng mô hình, cả 2 bên tham gia đều hài lòng và đã giải quyết được những khó khăn cơ bản trước mắt như vấn đề giống, đầu ra, nhân lực và diện tích nuôi.

Bài, ảnh: HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh - "đòn bẩy" tái cơ cấu Nông nghiệp ở Hoàng Su Phì

BHG - Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã đem lại những kết quả tích cực. Nhân dân được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn, qua đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

 

18/07/2018
Nền tảng đưa các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở Mèo Vạc về đích

BHG - Việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở Mèo Vạc trong thời gian qua được nhiều cơ quan, đơn vị tích cực đẩy mạnh thông qua cải cách hành chính, giảm bớt phiền hà cho nhân dân. Đặc biệt, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và phát huy vai trò của các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến QCDC trong đoàn viên...

17/07/2018
Sản phẩm chè của HTX Tây Côn Lĩnh Hà Giang được trao Giải thưởng "Chè thế giới"

BHG - Vừa qua, tại Thủ đô Pari (Pháp) đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi quốc tế lần thứ nhất – Chè thế giới. Cuộc thi do cơ quan Nâng cao giá trị nông sản của Pháp (AVPA) tổ chức. Tại cuộc thi này, sản phẩm chè của HTX Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên, Hà Giang đã vinh dự là 1 trong 3 sản phẩm chè của Việt Nam tham dự. Hai đại diện khác là chè của Thái Nguyên và Sơn La.

17/07/2018
Khó khăn trong khôi phục diện tích trồng lúa ở Mậu Duệ

BHG - Đợt mưa lũ cuối tháng 6 vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với huyện Yên Minh, trong đó xã Mậu Duệ được đánh giá có mức độ thiệt hại cao và lâu dài khi nhiều diện tích đất trồng lúa 2 vụ bị vùi lấp, mất trắng và không có khả năng khôi phục. Theo lãnh đạo xã Mậu Duệ, địa phương có nguồn nước khá dồi dào, đặc biệt khu trung tâm xã có 4 con suối chạy qua nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với khoảng 100 ha lúa 2 vụ...

17/07/2018