Khó khăn trong khôi phục diện tích trồng lúa ở Mậu Duệ

16:03, 17/07/2018

BHG - Đợt mưa lũ cuối tháng 6 vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với huyện Yên Minh, trong đó xã Mậu Duệ được đánh giá có mức độ thiệt hại cao và lâu dài khi nhiều diện tích đất trồng lúa 2 vụ bị vùi lấp, mất trắng và không có khả năng khôi phục.

Lãnh đạo xã Mậu Duệ và Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Yên Minh kiểm tra cánh đồng thôn Thâm Tiềng bị vùi lấp hoàn toàn.
Lãnh đạo xã Mậu Duệ và Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Yên Minh kiểm tra cánh đồng thôn Thâm Tiềng bị vùi lấp hoàn toàn.

Theo lãnh đạo xã Mậu Duệ, địa phương có nguồn nước khá dồi dào, đặc biệt khu trung tâm xã có 4 con suối chạy qua nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với khoảng 100 ha lúa 2 vụ. Phó Chủ tịch UBND xã Mậu Duệ Lã Văn Thiện cho biết: Do thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên vụ Xuân năm nay bà con rất vui, dự kiến năng suất lúa có thể đạt 64 tạ/ha. Tuy nhiên, đúng thời điểm lúa chín thì đợt mưa lũ cuối tháng 6 vừa qua gây thiệt hại lớn cho xã.

Đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 23 – 25.6 khiến 15 ngôi nhà bị ảnh hưởng như ngập nước, đổ tường, trôi tài sản; 30 m kênh mương bị gãy, sập, không có khả năng dẫn nước. Đặc biệt, toàn xã có trên 50 ha hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng, trong đó lúa Xuân 40,5 ha, ngô 8,82 ha. Phó Chủ tịch xã Mậu Duệ Lã Văn Thiện trăn trở: Thiệt hại lớn nhất là có tới hàng chục ha lúa, ngô bị đất, đá vùi lấp, không có khả năng khôi phục, thậm chí hơn 2 ha không thể gieo trồng hoa màu. Những diện tích bị thiệt hại nặng đều thuộc khu vực gần nguồn nước, thuận lợi cho sản xuất.

Đồng lúa ở thôn Cốc Cai bị vùi lấp.
Đồng lúa ở thôn Cốc Cai bị vùi lấp.

Anh Nguyễn Đình Thủy, thôn Cốc Cai cho biết: Gia đình tôi có 2.100 m2 lúa bị vùi lấp, trong đó chỉ khoảng 400 – 500 m2 có khả năng khôi phục bằng cách trồng các loại cây khác. Cô Nguyễn Thị Hiên, thôn Thâm Tiềng và Nguyễn Thị Tiện, thôn Cốc Cai rơm rớm nước mắt khi chúng tôi hỏi về những thiệt hại sau trận lũ vừa qua. Đây là 2 gia đình bị đất đá vùi lấp toàn bộ diện tích lúa. Trước đây cả 2 gia đình đều thu được 16 – 17 bao thóc/vụ lúa, nhưng vụ Xuân họ đã mất trắng. Và từ nay về sau, toàn bộ diện tích đất lúa của 2 gia đình không thể khắc phục.

Phó phòng Nông nghiệp - PTNT Yên Minh Nguyễn Văn Chương cho rằng: Những thiệt hại của đợt mưa lũ cuối tháng 6 đều được phòng thống kê, tổng hợp và báo cáo huyện. Hiện nay, huyện đang thực hiện các bước hỗ trợ cho người dân. Ngoài ra, chúng tôi đã tư vấn cho các địa phương, đặc biệt xã Mậu Duệ vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng đối với những diện tích bị vùi lấp; khẩn trương thu hoạch lúa Xuân, chuẩn bị sản xuất vụ Mùa. Đồng thời, tham mưu cho huyện kiến nghị cấp trên hỗ trợ thêm cho các hộ bị mất trắng và có diện tích đất trồng lúa không thể khôi phục bởi hiện nay các quy định, cơ chế hỗ trợ áp dụng có định mức rất thấp, 2 triệu đồng/ha bị mất trắng.

Tuy nhiên, theo đồng chí Giang Đức Hiệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh: Nỗi lo lớn nhất là rất có thể sẽ còn nhiều diện tích đất trồng lúa ở Mậu Duệ bị đất, đá vùi lấp khi mưa lũ về. Bởi với 4 con suối chảy qua các cánh đồng lúa 2 vụ ở Mậu Duệ, hầu như ở những vị trí có ruộng nằm ở vùng hạ lưu nên dễ bị, tràn phù sa, đá vùi lấp đều chưa được đắp, xây kè bảo vệ. Trong khi những cánh đồng ở Mậu Duệ là trọng yếu sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao Japonica ĐS1 của xã và huyện Yên Minh. Nếu không sớm có chủ trương thực hiện việc phòng, tránh, diện tích đất sản xuất lúa ở Mậu Duệ sẽ ngày càng giảm sau mỗi đợt mưa lũ.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nền tảng đưa các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở Mèo Vạc về đích

BHG - Việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở Mèo Vạc trong thời gian qua được nhiều cơ quan, đơn vị tích cực đẩy mạnh thông qua cải cách hành chính, giảm bớt phiền hà cho nhân dân. Đặc biệt, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và phát huy vai trò của các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến QCDC trong đoàn viên...

17/07/2018
Sản phẩm chè của HTX Tây Côn Lĩnh Hà Giang được trao Giải thưởng "Chè thế giới"

BHG - Vừa qua, tại Thủ đô Pari (Pháp) đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi quốc tế lần thứ nhất – Chè thế giới. Cuộc thi do cơ quan Nâng cao giá trị nông sản của Pháp (AVPA) tổ chức. Tại cuộc thi này, sản phẩm chè của HTX Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên, Hà Giang đã vinh dự là 1 trong 3 sản phẩm chè của Việt Nam tham dự. Hai đại diện khác là chè của Thái Nguyên và Sơn La.

17/07/2018
Agribank Hà Giang triển khai nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm và đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

BHG - Ngày 15.7, Agribank Hà Giang tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 và đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 của toàn chi nhánh đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều chỉ tiêu thực hiện đạt theo tiến độ kế hoạch năm 2018 của Agribank Việt Nam giao như...

16/07/2018
Giàng Mí Ly khởi đầu với nghề sản xuất vật liệu xây dựng

BHG - Đoàn viên Giàng Mí Ly, sinh năm 1992, dân tộc Mông, thôn Tả Phìn B, xã Tả Phìn (Đồng Văn) được nhiều đoàn viên, thanh niên nhận xét đã khởi nghiệp thành công. Năm 2016, từ nguồn vốn nhỏ tiết kiệm của gia đình, Giàng Mí Ly vay thêm Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 50 triệu đồng đầu tư mua máy nghiền đá, máy ép gạch, cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu xây dựng của người dân.

 

16/07/2018