Hiệu quả tích cực từ Nhóm cùng sở thích nuôi dê ở thôn Ông Thượng

18:48, 16/07/2018

BHG - Nhóm cùng sở thích nuôi dê tại thôn Ông Thượng, xã Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì) được thành lập cuối năm 2016 với 11 thành viên. Sau khi được cán bộ Chương trình CPRP và Hội Nông dân xã tập huấn cơ bản về kỹ thuật nuôi dê, các thành viên được nhận số vốn ban đầu 10 triệu đồng mỗi hộ; từ nguồn vốn khởi điểm này các hộ trong nhóm dành một phần mua 45 con dê giống địa phương chia đều cho nhau; số tiền còn lại các hộ làm truồng trại, chăn nuôi.

Anh Phàn Chàn Phấu chăm sóc đàn dê.
Anh Phàn Chàn Phấu chăm sóc đàn dê.

Thôn Ông Thượng nằm ở phía Nam xã Nậm Ty, địa hình đồi núi, dân cư chủ yếu là người Dao, tập quán chăn nuôi theo lối tự cung tự cấp, còn hạn chế trong việc đưa các sản phẩm của mình thành hàng hóa. Nhóm sở thích nuôi dê của thôn được thành lập, giúp các hộ trong nhóm tiếp cận nguồn vốn từ Chương trình CPRP, tạo điều kiện cho bà con nơi đây phát huy lợi thế địa phương tập trung chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Sau hơn một năm thành lập, tới nay, Nhóm cùng sở thích nuôi dê thôn Ông Thượng đã có những khởi sắc, mang lại hiệu quả kinh tế cũng như góp phần thay đổi tư duy chăn nuôi của bà con nơi đây.

Anh Triệu Chàn Chiêm, Nhóm trưởng sở thích nuôi dê thôn Ông Thượng là người năng động trong làm kinh tế, với số vốn 10 triệu đồng từ chương trình, anh tập trung nuôi đàn dê 4 con, sau hơn một năm đã thu hồi vốn quay vòng mua dê mới (có thời điểm đàn dê của anh phát triển hơn 20 con). Gần đây nhất, anh bán 13 con thu về 17 triệu đồng; hiện, anh còn 12 con dê đang sinh trưởng và phát triển tốt. Với giá bán ra dao động từ 70 – 90 ngàn đồng/kg thịt hơi như hiện nay, các thành viên trong nhóm đang thu được những hiệu quả về kinh tế rõ rệt.

Hộ anh Triệu Chàn Lụa, từ số lượng đàn dê ban đầu 4 con, sau gần hai năm đã nâng số lượng đàn lên 16 con; đầu tháng 6 vừa rồi anh bán 8 con thu về 14 triệu. Trong nhóm, anh Phàn Chàn Phấu là người có thâm niên nuôi dê từ nhiều năm; trước đây, số lượng đàn dê của anh không nhiều, chỉ từ 2 đến 5 con và được chăn thả tự do nên dê sinh trưởng chậm gặp và nhiều rủi ro. Từ ngày tham gia nhóm, anh Phấu bắt đầu trồng cỏ, làm chuồng nuôi nhốt kết hợp chăn thả. Hiện, anh là hộ có số lượng dê nhiều nhất cả nhóm với hơn 30 con đang sinh trưởng và phát triển tốt. Anh Phấu cho biết sẽ tập trung chăm sóc đàn dê để cuối năm xuất chuồng với số lượng lớn.

Từ hiệu quả hoạt động của nhóm, đầu tháng 6 vừa qua, xã Nậm Ty mở lớp tập huấn về chăn nuôi dê sinh sản cho các thành viên; kết thúc đợt tập huấn, nhóm được cấp thêm 2 con dê đực giống để tiến tới các thành viên trong nhóm có thể tự chủ động con giống và phát triển đàn dê của mình theo hướng đa dạng hơn.

Ông Nông Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Nậm Ty, cho biết: Nhóm cùng sở thích nuôi dê hàng hóa của thôn Ông Thượng bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực, các hộ trong nhóm đã có sản phẩm bán ra thị trường, đem lại nguồn thu cho bà con. Hiện, số lượng đàn dê của nhóm tăng lên rõ rệt, dê là giống vật nuôi dễ chăm sóc, ít bệnh tật, lại phù hợp với khí hậu địa phương và nhu cầu bà con; từ hiệu quả trông thấy, tiến tới xã sẽ nhân rộng mô hình này.

Bài, ảnh: Trọng Toan


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất chè theo chuỗi giá trị - hướng phát triển bền vững

BHG - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là một trong những khâu đột phá tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay, nhằm tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ, tăng diện tích, sản lượng, khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người dân. Là địa phương có diện tích trồng chè lớn thứ ba cả nước, cây chè được tỉnh xác định là một trong những cây hàng hoá chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp; với nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nên diện tích, năng suất, chất lượng chè hàng năm đều tăng.

 

 

 

16/07/2018
Xã Tả Phìn chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp

BHG - Tả Phìn (Đồng Văn) là xã có điều kiện tự nhiên rất khó khăn; quỹ đất ít, nguồn nước khan hiếm... Xuất phát từ điều kiện thực tế đó, lãnh đạo xã đã định hướng cho người dân phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi tổng hợp; nhằm khắc phục những khó khăn, đồng thời tận dụng tối đa điều kiện sẵn có của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng tới giảm nghèo bền vững.

 

16/07/2018
Giàng Mí Ly khởi đầu với nghề sản xuất vật liệu xây dựng

BHG - Đoàn viên Giàng Mí Ly, sinh năm 1992, dân tộc Mông, thôn Tả Phìn B, xã Tả Phìn (Đồng Văn) được nhiều đoàn viên, thanh niên nhận xét đã khởi nghiệp thành công. Năm 2016, từ nguồn vốn nhỏ tiết kiệm của gia đình, Giàng Mí Ly vay thêm Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 50 triệu đồng đầu tư mua máy nghiền đá, máy ép gạch, cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu xây dựng của người dân.

 

16/07/2018
Quang Bình tập trung sản xuất vụ Hè – thu

BHG - Ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ Xuân, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Quang Bình bắt tay ngay vào các công việc chuẩn bị để kịp khung thời vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè - thu năm 2018. Mục tiêu phấn đấu hoàn thành gieo cấy 3.721 ha lúa, trồng 769 ha ngô, khoảng 500 ha lạc và đậu tương. Vụ Mùa năm 2018, huyện Quang Bình tiếp tục triển khai 30 cánh đồng mẫu lúa với diện tích 250ha. Trong đó, tập trung trọng điểm tại 4 xã, gồm: Bằng Lang, Yên Thành, Tiên Yên, Vĩ Thượng...

16/07/2018