Xã Thượng Sơn phát triển kinh tế bền vững

17:25, 08/05/2018

BHG - Địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thiếu điện sinh hoạt… là những vấn đề bà con xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên phải đối mặt. Từ một xã khó khăn về mọi mặt, Thượng Sơn đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ từ những mô hình phát triển kinh tế theo hướng Hợp tác xã (HTX) và Tổ, Nhóm cùng sở thích.

Gia đình chị Thèn Thị Thúy, thôn Vằng Luông, phát triển kinh tế với mô hình trâu sinh sản.
Gia đình chị Thèn Thị Thúy, thôn Vằng Luông, phát triển kinh tế với mô hình trâu sinh sản.

Đến với Thượng Sơn những ngày này, mới thấy không khí tất bật sản xuất của bà con. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, chính quyền xã đã vận động bà con tham gia các tổ, đội sản xuất và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

Thế mạnh của Thượng Sơn là cây chè, từ lâu chè Shan tuyết Bó Đướt, Đán Khao đã nức tiếng bởi hương và vị, nay được sự quan tâm của các cấp chính quyền cộng với sự nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều gia đình trong xã đã đầu tư sản xuất chè với kỹ thuật mới và số lượng tương đối lớn. Điển hình nhất là gia đình ông Cốc Riêu Ngấn ở thôn Đán Khao với hơn hai mươi năm làm chè, hiện nay, ông là người làm chè uy tín, chất lượng nhất của xã. Những sản phẩm chè của ông được đánh giá cao và là nơi gửi gắm niềm tin của nhiều khách hàng khó tính trong và ngoài tỉnh. Vụ chè Xuân năm nay, ông Ngấn cùng các con đã sản xuất và bán được 3 tạ chè loại 1, thu về hơn 60 triệu đồng. Thế hệ trẻ năng động hôm nay, phải kể đến anh Vương Văn Khương, thôn Trung Sơn đã mạnh dạn cùng 7 người bạn trong thôn mở xưởng thu mua và chế biến chè tại thôn. Hiện, anh Khương đang xây dựng Đề án thành lập HTX sản xuất chè đầu tiên của xã với tên gọi HTX chè Shan tuyết Thượng Sơn. Hay nhóm cùng sở thích trồng và sản xuất chè thành phẩm với 10 thành viên ở thôn ở Bó Đướt; do Đoàn Thanh niên triển khai cũng đang khẳng định mình với mô hình thu mua và chế biến chè thành phẩm đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Cuối năm 2016, Hội Phụ nữ xã Thượng Sơn triển khai mô hình nuôi lợn giống địa phương luân chuyển tại thôn Vằng Luông, 10 thành viên đầu tiên tham gia nhóm được huyện cấp kinh phí 1 triệu đồng, tương đương một con lợn nái đến kỳ sinh nở. Hiện nay, mô hình đang được triển khai thành công, các hộ đã nuôi lợn sinh sản, sau khi đẻ, lợn nái sẽ luân chuyển sang các hộ khác trong thôn.

Nắm bắt điều kiện sản xuất từng thôn, xã Thượng Sơn xây dựng các Tổ, Nhóm cùng sở thích phù hợp để phát triển lâu dài như: ở thôn bản Khoéc xây dựng Nhóm nuôi dê quay vòng, từ 10 thành viên đã phát triển thành 30 thành viên; Nhóm cùng sở thích trồng Thảo quả ở Bản Khoéc, Bó Đướt, cũng đang hoạt động hiệu quả.

Đặc biệt, xã đang phát triển mô hình trồng cây Lan kim tuyến với 5 hộ tại thôn Lùng Vùi, chăm sóc trên diện tích 0,5 ha với hơn 4.000 cây đã ra lá và sinh trưởng tốt. Lan kim tuyến là cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nếu mô hình ươm trồng của xã thành công sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho bà con thôn Lùng Vùi và có thể nhân rộng ra các thôn khác.

Đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Bí thư Đảng ủy xa, cho biết: Xã đã triển khai và sẽ đồng hành cùng bà con trong các hoạt động sản xuất kinh tế Nhóm và HTX để đảm bảo tính phát triển bền vững của các mô hình. Là địa phương còn nhiều khó khăn nên chính quyền và nhân dân Thượng Sơn chú trọng phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, mang lại thu nhập cho bà con từng thôn, đảm bảo sử dụng ngồn vốn vay hiệu quả là ưu tiên phát triển hàng đầu hiện nay.

Bài, ảnh: Trọng Toan


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân thêm cơ hội... "cất cánh" - Kỳ 1: Lớn mạnh từ chính sách "kích cầu" của Nhà nước

BHG - Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh, thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa xác định: Đến năm 2020, tỉnh ta có khoảng 2.300 doanh nghiệp, đến năm 2025 con số này tăng lên hơn 2.800 và 3.250 vào năm 2030; tỷ trọng đóng góp khu vực kinh tế tư nhân đạt trên 60% thu ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2020, đạt 65% năm 2025… Thực hiện mục tiêu này, tỉnh ta đã, đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tạo đà thúc đẩy kinh tế tư nhân "cất cánh".

 

08/05/2018
Gia trại nuôi gà hiệu quả kinh tế cao ở Hoàng Su Phì

BHG - Nhận thấy nhu cầu thị trường chăn nuôi có tiềm năng phát triển ở huyện Hoàng Su Phì. Năm 2015, anh Phan Hữu Tụ, tổ 3, thị trấn Vinh Quang đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi gà giống và thương phẩm. Sau gần 4 năm bén duyên với nghề, gia trại nuôi gà của gia đình đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao và được đánh giá là có quy mô lớn nhất huyện. Qua thực tế, thấy người dân các xã trong huyện phần lớn chỉ nuôi gà theo hình thức nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, ít có mô hình chăn nuôi với quy mô hàng hóa, nên anh Tụ đã quyết tâm đầu tư vào mô hình chăn nuôi gà với mong muốn cung cấp cho thị trường nguồn thực sạch và con giống...

08/05/2018
Sản xuất Nông nghiệp ở Yên Minh với quyết tâm bứt phá

BHG - Sản xuất nông nghiệp ở Yên Minh những năm qua có sự chuyển biến rõ nét, điều này thể hiện trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị. Cùng với đó là xác định rõ các loại cây, con thế mạnh, chủ lực của địa phương, tương ứng với từng vùng khí hậu để định hướng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Đặc biệt, năm 2018, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đang cho thấy quyết tâm bứt phá với những mục tiêu rõ ràng và tiến độ triển khai mạnh mẽ.

07/05/2018
Quang Bình phát triển mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ

BHG - Hiện nay, huyện Quang Bình đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp địa phương. Tại một số xã vùng cao của huyện gồm: Xuân Minh, Tiên Nguyên, Tân Nam,… đã và đang phát triển mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ lúa; nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân.

 

05/05/2018